This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Khổ vì lắm tiền

"Tạm ví nôm na tiền tệ giống như thức ăn không chợ ngon miệng mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Bởi đã lâu ngày thiếu đói ta tưởng cứ ních thật nhiều cơ thể ốm yếu, không có một bộ máy tiêu hóa khỏe thì mọi chuyện đều vô nghĩa." 

Đã dính vào nghiệp buôn, hẳn ai cũng biết cái câu "Buôn tài không bằng dài vốn. Ấy vậy mà nhiều bà buôn bán nhỏ ở chợ Đồng Xuân gần đây bảo với tôi rằng có lúc thấy sợ cả những đồng vốn giời ơi đất hỡi, tức là cái đồng tiền từ đâu không rõ tự nhiên đến trong tay mình. 


Sợ với nghĩa có nó thì người ta cứ thấp thỏm không yên. Muốn trổ tài với thiên hạ. Ra tay buôn thật to, ôm thật nhiều hàng. Sau này nghĩ lại mới thấy dại. Thế này nhé, có phải lúc nào cũng có hàng tốt, hàng cần mà ôm đâu. Rồi kho chứa ra sao, bảo quản ra sao. Rồi lo bán, lo đòi tiền. Đang đủng đỉnh "nửa ngày bán nửa ngày chơi”, giờ phải làm nhiều cứ cuống cả lên, không đổ thì vỡ, không đếm nhầm thì vào sổ sai. Đằng sau cái vẻ hoành tráng "phồng phềnh như miếng tóp mỡ” , hóa ra cái mầm hậu họa đã nằm bên trong lúc nào không biết. Kết luận rút ra là phải lượng sức mình. Mình có làm được không thì hãy làm. Không để cho đồng tiền nó kích động. Đồng tiền không bẩn như mấy người đạo đức giả nguyền rủa. Nó được việc làm, nếu biết sử dụng. Cái chính là anh có điều khiển được nó hay không. Như cái xe mới, trông ai mà chả thích. Nhưng không già tay lái là toi với nó như chơi! Xét chung trong phạm vi cả nước, bài học của mấy bà chợ Đồng Xuân không phải là không đáng rút kinh nghiệm. Cả nước đang khổ vì giá cả leo thang, lạm phát nếu không kiềm chế được sẽ gây ra nhiều phiền phức cho an sinh xã hội. Nhiều lý do đã được viện dẫn. Lạm phát toàn cầu, thiên tai, mất mùa; chính sách tiền tệ và tín dụng, trong đó có liên quan đến đầu tư. Và để chạy chữa, theo logic thông thường, có việc kêu gọi thực hành tiết kiệm, việc tăng cường kiểm tra các nhà buôn đầu cơ, việc giảm thuế... Một số nhà kinh tế có cách cắt nghĩa khác. Họ bảo trong số rất nhiều nguyên nhân, một phần còn là đồng tiền nước ngoài chảy vào dồn dập và việc quản lý nó còn thiếu kinh nghiệm.

Đúng ra phải nói ta chưa bao giờ phải đối diện với một thực tế như thế này. Chính việc đồng tiền đổ vào mạnh mẽ - một điều tưởng là "trên cả tuyệt vời , xưa nằm mơ cũng không thấy - lại là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra rối loạn trong đời sống kinh tế nói chung và chuyện lạm phát nói riêng - toàn chuyện động trời mà ta không biết. Tôi nghe chưa thủng chuyện kinh tế, song bằng lương tri thông thường cứ cảm thấy không chừng đó là một hướng suy nghĩ có lý. Tạm ví nôm na tiền tệ giống như thức ăn không chợ ngon miệng mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Bởi đã lâu ngày thiếu đói ta tưởng cứ ních thật nhiều cơ thể ốm yếu, không có một bộ máy tiêu hóa khỏe thì mọi chuyện đều vô nghĩa. Tối thiểu là thức ăn bổ mấy cũng trôi tuột đi hết, còn trơ cái thân thể gầy còm. Mà nguy hơn còn là tác hại khôn lường. Cái phần béo bổ kia, khi không được sử dụng thích đáng, tự nó trở thành nguồn bệnh. Thêm bệnh cũ chưa xong lại thêm ra những bệnh mới, hoặc bản thân bệnh cũ có thêm diễn biến mới.

Xưa nay có ai tự nhận là không biết cách ăn uống tẩm bổ bao giờ. Như xưa nay không mấy ai nhận là không biết tiêu tiền. Nhưng sự thực là thế. Ta nghèo quá lâu, không thạo tiêu tiền có gì là lạ. Cả nỗi sợ của kẻ có tiền nhiều, ta cũng chưa biết. Nhìn rộng ra là cả một nếp nghĩ chủ quan đơn giản. Lâu nay cứ tưởng ta khổ, không ngóc đầu lên được chỉ vì quá nghèo, vì thiếu vốn. Tha thiết mời người ta đầu tư vào một phần. Lại càng không tiếc công sức đi vay. Cầm đồng tiền trong tay vẫn không biết lo. Đầu tư vào chỗ nào đây ? Phân chia như thế nào đây? Người quản lý đâu, cơ sở kho tàng bến bãi ra sao?Ai là người biết làm để giao tiền giao vốn .Những câu hỏi ấy không hề được đặt ra. Trong lúc còn đang lúng túng giải ngân thì cán bộ với dân được dịp "té nước theo mưa , ăn chơi cứ vung cả lên. Xây trụ sở hoành tráng, mua xe xịn, đi nước ngoài chơi bời và đánh bạc, không ai bảo ai cứ sểnh ra là vào cuộc đỏ đen. Thì tấn bi hài kịch đang diễn ra có gì là lạ? Khu tôi đang ở nay là một quận mới thành lập. Trước chỉ là huyện ngoại thành nên dân khá nhiều đất, thổ cư mỗi nhà vài trăm mét là thường. Nay được dịp đô thị hóa, mỗi nhà "cấu" trăm mét mang bán cũng thành tỉ phú. Tiền được dùng vào việc thiết thực, xây lấy cái nhà, mua lấy cái xe. Vẫn chưa hết, một số người... tự mình phá mình. Con bé lái xe gây tai nạn đi tù, con lớn sa vào nghiện hút, nói như các cụ ngày xưa: “đồng tiền đội nón đi cả”. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, có người ngồi chống tay nghĩ lại đã thấy sợ đồng tiền. Nhưng sợ thì đã muộn.

Vậy là dù ở tầm vĩ mô hay vi mô thì đồng tiền cũng hiện ra với cả những mặt trái của nó. Thường ở từng cá nhân và từng gia đình, bệnh trạng được chỉ ra nhanh hơn. Còn trong phạm vi xã hội, người ta bị tình trạng phồn vinh giả tạo che lấp tầm mắt, ngại nghĩ thế lắm. Chưa nhận rõ bệnh, thì chạy chữa.....còn là mệt!

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Triệu phú bán bánh mỳ Việt Nam trên đất Mỹ


Cửa hàng Lee's Sandwiches ở thành phố San Jose (Asian Week).
Từ một chiếc xe bán bánh mỳ dạo, gia đình anh Lê Chiêu đã dựng nên chuỗi nhà hàng Lee’s Sandwiches gồm 25 chi nhánh có mặt ở ba tiểu bang ở Mỹ, đội xe giao thức ăn tận nơi gồm 500 chiếc... Ngày nay, Lee’s Sandwiches trở thành thương hiệu quen thuộc với nhiều gia đình trong các cộng đồng khác nhau ở Mỹ khi muốn ra ngoài ăn.

Giờ đây, anh đang nỗ lực đưa thương hiệu Lee’s Sandwiches ra toàn nước Mỹ và thế giới bằng hình thức nhượng quyền thương mại (franchising). Câu chuyện Lee’s Sandwiches bắt đầu hơn 25 năm trước…

Theo tính toán của Tuần san Người châu Á (Asian Week), số bánh mỳ hãng Lee’s Sandwiches của gia đình anh Lê Chiêu tặng cho các hội đoàn từ thiện và các trường học, nếu xếp nối đuôi nhau, có thể khép kín một vòng chu vi bang California (Mỹ).

Thuận vợ, chồng, cha, em

Cuối thập niên 70, Lê Chiêu và gia đình định cư ở New Mexico (Mỹ). Lê Chiêu một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết, tìm được việc làm trong một tiệm bán thịt. “Lúc đó tôi kiếm được 8 USD/giờ, mức thu nhập quá tốt đối với một người nhập cư như tôi vào thời điểm đó. Ngày nào tôi cũng cố làm thêm giờ để đủ tiền lo cho đứa con trai mới chào đời”, anh nhớ lại.
Năm 1980, gia đình Lê Chiêu rời sang thành phố San Jose bang California và đăng ký học tiếng Anh tại một trường trung học ở đây. Trong lúc đi học anh phát hiện có một xe tải bán đồ ăn di động trong trường của một người Việt, nên anh xin phụ việc. Sau một năm, anh dành dụm mua một chiếc xe bán đồ ăn di động cho riêng mình. Anh còn nhớ lúc đó: “Người bán xe không muốn bán xe cho tôi vì ông ta thấy tôi không biết tiếng và nhìn tôi lúc đó rất lớ ngớ và nghèo nàn”.

Nhờ vợ động viên, anh quyết tâm tiến tới. Không bao lâu sau, vợ chồng anh thuyết phục được vài công ty cho phép anh đậu trong khuôn viên nhà xe của họ để bán thức ăn nhanh cho nhân viên trong giờ giải lao. “Chồng tôi lúc đó đã có thể nhớ vài món ăn phổ biến cho các cộng đồng, chẳng hạn, bán burritos cho dân Mỹ, mỳ xào và chả giò cho dân Á, và bánh mỳ cho dân Việt Nam. Đến mỗi công ty, chúng tôi dừng khoảng 10-15 phút để bán, sau đó chạy sang công ty khác. Cứ thế mỗi ngày, chúng tôi chạy được ít nhất 10 công ty luân phiên theo các cữ ăn sáng, trưa, xế…”, chị Yến, vợ anh Lê Chiêu cười kể lại.

Năm 1982, Henry Lê, em anh Chiêu, mua thêm một xe và thương hiệu Lee Bros ra đời. Gia đình chọn tên Lee thay cho Le để dân Mỹ dễ gọi. Ông Lê Ba, bố anh Chiêu đẩy công việc kinh doanh của gia đình đi xa hơn. Ông thấy hai chiếc xe của đàn con “ở không” trong mấy ngày cuối tuần, nên ông điều xe đi xuống trung tâm thành phố San Jose bán cho sinh viên Đại học San Jose. Gian hàng di động của ông thành công đến nỗi các nhà hàng quanh đó kiện ông lên hội đồng thành phố.

Không chịu thua, ông mua luôn một vị trí gần đó. Năm 1983, vị trí đó chính thức trở thành nhà hàng Lee’s Sandwiches. Năm năm sau, ông dời tiệm sang vị trí khác to hơn và biến nơi đó thành nhà hàng Lee’s Sandwiches hoàn chỉnh đầu tiên.

Con hơn cha…

Anh Chiêu cho biết, Lee’s Sandwiches phát triển như ngày nay, ngoài công đầu bạo gan mua tiệm của ba anh, còn có công của Minh, con trai cả của anh.

Chính Minh đã đưa ra ý tưởng làm chuỗi nhà hàng tổng hợp thú nhâm nhi cà phê và thưởng thức đồ ăn châu Á. Minh nhận định nhà hàng Lee’s Sandwiches phải có bánh mỳ thịt ổ kiểu Việt Nam, bánh mỳ mềm kẹp thịt kiểu Âu Mỹ, và các loại thức uống trong đó có món cà phê sữa đá nổi tiếng của Việt Nam. Minh rất thích nhìn lên cái máy tính treo trên trần chi chít những dòng lệnh đặt hàng của khách nhảy tăng liên hồi. Minh đã nhìn thấy tương lai xa, nếu Lee’s Sandwiches phát triển theo kiểu kết hợp Việt Nam - Âu - Mỹ, những dòng lệnh ấy sẽ còn nhảy tăng nhiều hơn, nhanh hơn.

Trong lúc gia đình đang thực hiện ý tưởng của Minh, Minh đã qua đời năm 2001, trong một vụ tai nạn xe. Tuy nhiên ý tưởng của Minh vẫn thành hiện thực. Theo số liệu của Tuần san Người châu Á được công bố, chỉ trong năm 2003, Lee’s Sandwiches nướng khoảng ba triệu ổ bánh mỳ và dự đoán con số này sẽ tăng gấp đôi trong năm nay. Cũng trong năm 2003, Lee’s Sandwiches bán hơn hai triệu ly cà phê đá. Lee’s Sandwiches trở thành chuỗi nhà hàng phát triển nhanh nhất miền Tây nước Mỹ.
Ở nhiều nơi, Lee’s Sandwiches trở thành điểm giao lưu xã hội, nơi khách hàng có thể đến từ 4h30 sáng nhâm nhi cà phê cho đến nửa khuya. Lee’s Sandwiches trang bị cả hệ thống vi tính để khách hàng có thể vừa nhâm nhi vừa đọc email hoặc lướt web.

Khi có ai đó muốn học hỏi kinh nghiệm làm ăn, gia đình họ Lê không giấu giếm. Vợ chồng anh Chiêu khuyên các doanh nghiệp sắp ra đời: “Hãy đi học để lấy bằng trước đã, học bất cứ ngành gì bạn thích. Nếu muốn kinh doanh và bắt đầu dễ dàng hãy mua franchising”.

Vợ chồng anh thành lập “Quỹ gia đình họ Lê” để nhớ về Minh, con trai cả của anh chị. Đầu năm nay, quỹ đã tặng một triệu USD để xây dựng trường Đại học Cộng đồng Coastline, đại học cộng đồng đầu tiên ở Westminster. Chị Yến nói: “Chúng tôi rất tự hào có thể đóng góp một ít cho cộng đồng. Chúng tôi đã cật lực để hoàn thành giấc mơ Mỹ, và bây giờ chúng tôi muốn trả lại cho cộng đồng”.

Thời báo Los Angeles bình luận việc đóng góp xây dựng Đại học Cộng đồng Coastline của gia đình Lê Chiêu là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam ở quận Cam. Ding-Jo H. Currie, chủ tịch Đại học Coastline ca ngợi gia đình Lê Chiêu hết lời: “Họ là những gương mẫu không chỉ cho sinh viên của trường mà còn cho cả toàn thể dân nhập cư, những ai bắt đầu sinh sống tại đây”.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Lạm bàn về Một cách tiêu tiền đẹp

Bài này không phải nhằm phân tích và phê phán những quỹ tài trợ của các Mạnh Thường Quân mà chỉ muốn nhấn mạnh đến một điểm: Khi xã hội đã bắt đầu giàu có, một vấn đề bức thiết cần được đặt ra là xây dựng một cách tiêu tiền đẹp hay là xây dựng một nền văn hóa tiêu tiền cho những doanh nhân.

Thoạt kỳ thủy, đúng là con người không cần đẹp
Đẹp không phải là một nhu yếu phẩm.
Con người không có ăn thì chết đói.
Con người không có mặc thì chết rét.
Chưa ai chết vì không được đẹp cả


Chính vì thế mà trong thời gian bao cấp khi nhà nước tự nhận lấy trách nhiệm cung cấp những nhu yếu phẩm cho dân, chưa từng có tem phiếu mỹ phẩm cho cái đẹp
Trong văn chương, hình như chỉ có một lần tôi đọc thấy ở Max Jacob, một nhà thơ lớn người Pháp gốc Do Thái câu thơ mà tôi đánh giá là tuyệt vời sau đây

“ Anh ngã lăn đùng vì cái đẹp sét đánh “

Các nhà thơ sến thường nhai đi nhai lại hình ảnh cũ mèm “tiếng sét ái tình” nhưng hầu như chưa ai đi xa được như Max Jacob: Tiếng sét đẹp.

Đó là điểm phân biệt giữa những nhà thơ nhàng nhàng chỉ dám đi đến nửa chừng với các nhà thơ “nòi” dám đi đến tận cùng.

Hình như con người là loại động vật duy nhất không những đòi hỏi phải thỏa mãn cả những điều kiện cần lẫn những điều kiện đủ. Hơn nữa với đà phát triển của văn minh, các điều kiện đủ dần dần trở thành các điều kiện cần.

Việc không ngừng thỏa mãn những điều kiện đủ đánh dấu trình độ phát triển của một xã hội một quốc gia.

***
Ta hãy lấy một ví dụ hết sức đơn giản để minh họa cho nhận định này
Pháp ngữ dùng một biểu thức nhiều hàm nghĩa để chỉ việc đi đại tiện :đi nhu cầu (aller aux besoins). Việc đi nhu cầu theo lịch sử đã trải qua nhiều thăng trầm. Bắt đầu từ hình thức hết sức đơn giản nơi bụi cây bãi cỏ, đi bô, đào một cái hố và bắc một miếng ván ngang qua...

Tôi rất không thích và rất nghi ngờ những người sang trọng bẩm sinh.

Hay nói một cách khác sang trọng vô học.
Câu ca dao đầy hương đồng gió nội của Đồng bằng Bắc bộ:
Thứ nhất là đỗ thủ khoa
Thứ nhì tiến sĩ, thứ ba ỉa đồng
Dưới góc nhìn xây dựng nông thôn mới bỗng trở thành bất lịch sự và mất vệ sinh. 

Ở miền Nam nước Việt Nam, nơi những sông rạch chằng chịt thì chỉ cần bắc một cây cầu thô sơ để dốc bầu tâm sự trôi theo dòng nước (có lẽ vì thế mà sinh ra từ đi cầu chăng?). Rồi đến những nhà vệ sinh sang trọng của thế kỷ 21, to đùng có nước thơm, có tấu nhạc, có màn hình kỹ thuật số hệt phòng ngủ một khách sạn năm sao. Đến mức một nhà kiến trúc A.Loos đã phải phát biểu: Cứ xem tình trạng những nhà vệ sinh sở tại thì biết trình độ phát triển văn hóa của một quốc gia, một xã hội như thế nào.
Vào thế kỷ mới có thể khẳng định rằng cái đẹp đã dần dần trở thành một nhu yếu phẩm. Điều kiện đủ của một thế hệ trước có thể trở thành điều kiện cần của một thế hệ sau theo quá trình tiến hóa của lịch sử.

Câu tục ngữ: “Phú quý sinh lễ nghĩa” đã một thời thường được sử dụng theo phương thức dè bỉu giờ đây đã lấy lại đầy đủ ý nghĩa sâu xa của nó.

****
Lịch sử phát triển của loài người là những cố gắng không mỏi mệt thoát khỏi sự nghèo khó đến chỗ đầy đủ và dư thừa. Cái đẹp đã trở thành một nhu cầu bức thiết của một xã hội khá giả mà người ta thường gọi là xã hội tiêu dùng. Một xã hội tiêu dùng nhất thiết phải học tập cách tiêu dùng đẹp.

Tôi rất phục tài năng của Moliere, nhưng tôi rất không thích thái độ diễu cợt của ông khi viết vở hài kịch nổi tiếng “Trưởng giả học làm sang”. Từ “Trưởng giả” bản thân nó đã mang một hàm nghĩa lạc hậu của một lịch sử quá nhiều thế kỷ nghèo khổ. Nó cũng chẳng báu gì để ta cứ khư khư ôm lấy nó. Theo tôi đó là một truyền thống xấu chứ không phải một truyền thống đẹp. Trong một xã hội văn minh mọi sự kì thị đều phải được coi là xấu chơi và cần phải thổi còi.

Nhà giàu nhất thiết phải học làm sang, hay nói một cách khác học một phương thức tiêu dùng đẹp để mau chóng ra thoát khỏi tình trạng trọc phú(?) mà giới quý tộc thường dùng để dè bỉu giới nhà giàu.

Sang trọng không phải là đặc quyền của giới quí tộc. Mọi tầng lớp đều có quyền sang trọng như nhau. Nhưng muốn thế thì phải học.

Con người thật khổ. Cái gì cũng phải học.

Học ăn học gói học nói học mở.

Nhưng con người cũng thật lớn lao.

Cái gì cũng phải học. Và cái gì cũng có thể học được.

Kể cả học làm thánh hiền.

Tôi rất không thích và rất nghi ngờ những người sang trọng bẩm sinh. Hay nói một cách khác sang trọng vô học.

Không nên quên rằng con người bẩm sinh là một con hắc tinh tinh. Chính học thức đã biến nó từ một con thú leo cây thành một con người leo lên con tàu vũ trụ đánh bại sức hút trái đất bay cao tới những vùng thiên hà.

Các nhà vật lí có một nhận xét rất hay: Tư nhiên sợ khoảng trống. 

Bộ óc con người cũng vậy nếu nó không được lấp đầy bởi học thức nó sẽ bị lấp đầy bởi sự dốt nát.

*** 

Loài người trong nhiều thế kỷ đã quá quen với sự nghèo khổ và chưa thể gọi là từng trải với sự giàu có.

Không nói gì ở ta hay ở nhiều nước phương Đông. Bắt đầu thế kỷ 20, sự phát triển tốc độ cao của khoa học hiện đại đã tạo những tiền đề cho sự phát triển “nhãn tiền” của một nền kinh tế khá giả. Ngay tại một số nước phát triển, loài người hình như vẫn còn bỡ ngỡ trước hình ảnh một cuộc sống giàu có. Những khái niệm xã hội học phổ biến thời này như xã hội tiêu dùng (socie’te’ de consommation) và xã hội lãng phí (socie’te’ de gaspillage’), theo tôi đều xuất phát từ góc nhìn của sự nghèo khổ.

***

Trong lịch sử nhân loại giàu có thường đi kèm với sự đồi bại, trụy lạc.
Khi đế chế La Mã phát triển tới tột cùng giàu sang của nó, người ta chứng kiến một thực tế thật rợn người.

Các nhà quý tộc của một nền văn minh rực rỡ bắt đầu chìm đắm trong một sinh hoạt hết sức xa hoa và thú vật. Nó còn đi xa hơn thơ Đỗ Phủ rất nhiều: “Trong nhà rượu thịt ôi / Đầy đường người chết đói”

Giới nhà giàu La Mã nằm ăn suốt ngày (Người La Mã có thói quen nằm ăn). Những ông lang thuốc tiêu hóa phất lên như diều, người ta đua nhau uống thuốc tiêu để giúp dạ dày thải nhanh đầu ra, giúp đầu vào tiếp nhận hàng mới. Thậm chí người ta còn sáng tạo ra những chiếc bô mỹ thuật hết ý hiện diện trong hầu hết các bữa tiệc để thực khách có thể móc cổ nôn một cách thoải mái(!) chuẩn bị cho một “tăng” khác. Và chính sử gọi đó là thời kỳ đồi trụy của nền văn minh La Mã.

Aniban là một vị tướng khét tiếng thành Cartagiơ từng làm rung chuyển cả đế chế La Mã. Việc trú quân hơi lâu ở Capu, nơi thừa mứa rượu ngon và gái đẹp đã đánh bại đoàn quân bách thắng này. Và trong ngôn ngữ văn học “Những khoái lạc thành Capu” đồng nghĩa với sự hư hỏng và đồi bại trong hưởng thụ.

***

Không phải trong lịch sử, loài người không nghĩ đến một cách đẹp trong tiêu dùng, nói một cách lí luận hơn là một văn hóa tiêu dùng.

Thời trung cổ, bên cạnh hình ảnh oai phong lẫm liệt của người Hiệp sĩ ‘thanh gươm, yên ngựa’ là hình ảnh hào hoa, và tao nhã của người Mạnh Thường Quân chiêu hiền đãi sĩ.


Ở thời đại công nghiệp của chúng ta, bên cạnh hình ảnh những ông vua tập đoàn dầu lửa, tài chính, bất động sản “giàu nứt đố đổ vách” mác bệnh cuồng đô la là hình ảnh văn minh sang trọng của những quỹ văn hóa lớn: Quỹ Nobel của ông vua thuốc nổ, quỹ Rockfeller, Carnegie...

Tôi rất ngạc nhiên và thán phục khi được đọc trong chương trình tài trợ của Quỹ Rockfeller có ghi khoản tài trợ cho một nhà khoa học nghiên cứu bướm Nam Mỹ trong ba năm, với số tiền hàng trăm vạn đồng đôla nặng.

Người ta không thể không nhắc tới ở đây quỹ Bill Gates- một quỹ từ thiện và tài trợ khoa học trên quy mô toàn thế giới. Mặc dầu vậy, nó vẫn không chứng tỏ rằng nền văn hóa tiêu tiền đã có một truyền thống vững chắc và phổ biến cần thiết.

Một nhà thơ già nói về văn hóa tiêu tiền thoạt nghe như một nghịch lý lố bịch. Túi anh chỉ toàn chữ, tiền nhiều lắm cũng chỉ dăm bảy trăm nghìn đồng còm, anh biết cái gì mà tiêu đẹp hay tiêu xấu. Đúng là nhà thơ không có tiền, nhưng ngược lại nhà thơ có một khả năng đặc biệt mà người ta thường gọi là hóa thân. Giới phê bình đã từng nức lời khen một nhà thơ đồng dao: “Ông ấy không phải là sâu bọ mà nói còn thật và hay hơn sâu bọ(!). Thì lẽ dĩ nhiên.
Người ta không nên quên rằng tác phẩm xuất sắc nhất của một nhà văn Việt Nam trứ danh là một truyện nói về loài Dế Mèn.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Hãy một lần mơ đến đồng quê bát ngát ở Australia!

05. Thung lũng cao nguyên KIEWA, một màu xanh trải dài tít tắp, những con bò lững thững chân đồi. Khung cảnh này gợi lại cho tôi về bối cảnh của bộ phim ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, kỷ niệm tuổi thơ khiến tôi phải tấp vào lane lánh nạn trên đoạn đường cao tốc đi CANBERRA để ghi lại cho bằng được tấm hình này.
Tôi thích nhất bức ảnh tác giả chụp ở Thung lũng cao nguyên Kiewa, bởi đơn giản nó có những mơ ước tuổi thơ của tôi. Rất nhiều cảm xúc đọng lại trong tôi khi nhìn kỹ bức ảnh ấy. Có đôi khi, chúng ta quá bon chen đến nỗi quên mất đi chúng ta cũng từng có những ước mơ, khát vọng, để rồi trong những giấc mơ chỉ còn là những nỗi ám ảnh về những thứ tủn mủn trong cuộc sống. Chúng ta mất đi khả năng tái tạo những thứ tuyệt đẹp trong giấc mơ, thấy những thế giới lung linh và đầy cảm xúc của thời thơ ấu. Cảm ơn tác giả, cảm ơn thế giới và vũ trụ vẫn luôn dành cho con người những khung cảnh tuyệt đẹp đến vậy!

Vơ vội cái máy ảnh, tôi tranh thủ bấm máy như sợ mất cái khoảnh khắc ấy, mất cái cảm giác ấy vĩnh viễn. Thế là từ dạo đó khung cảnh đồng quê Australia đã lôi kéo tôi trở lại với nhiếp ảnh phong cảnh, một niềm đam mê lớn tôi đã bỏ vùi. (Quỳnh Trần)

Đến Melbourne, Australia, vào một ngày đầu xuân tháng 10/2006, không khí quanh đây vẫn còn ẩm sương sau đợt lạnh cuối mùa. Tôi vẫn còn như in cái cảm giác về một vùng đất lạnh lẽo rét mướt và hiu quạnh năm ấy.

Hồi đó cũng đam mê chụp hình nhưng mọi chuyện phải tạm gác lại để lo chuyện học hành, bắt nhịp lại từ đầu với cuộc sống nơi đất khách quê người. Cái máy ảnh nằm lăn lóc gần cả 2 năm trời cho đến khi tôi có dịp đi làm xa (cách Melbourne gần 500km) với một người đồng nghiệp. Công việc mệt nhọc không khiến tôi mệt mỏi ngược lại cảm giác hứng thú với khung cảnh, không gian và sự hút mắt của thiên nhiên đồng quê ở xứ chuột túi này làm tôi phấn khích hẳn.
Thu xếp công việc thật nhanh và vơ vội cái máy ảnh (mang theo để chụp nghiệm thu công việc), tôi tranh thủ bấm máy như sợ mất cái khoảnh khắc ấy, mất cái cảm giác ấy vĩnh viễn. Thế là từ dạo đó khung cảnh đồng quê Australia đã lôi kéo tôi trở lại với nhiếp ảnh phong cảnh, một niềm đam mê lớn tôi đã bỏ vùi.

Phủi lớp bụi bám trên chiếc máy ảnh Canon, tôi trở về với nhiếp ảnh, với những cánh đồng cỏ trải dài bất tận, với những con cừu lững thững quanh chân đồi, với những mùa lá phong rụng đỏ, những lễ hội hoa đầy màu sắc, và với những gì đã làm nên một kí ức về nước Australia yên bình.

Một năm sau với chiếc xe của mình cùng cơ hội công việc, tôi đã hoàn thành hơn 35.000 km trên đồng hồ chỉ để lang thang quanh các miền đồng quê của Australia và để chiêm ngưỡng, khám phá và được nhìn thấy nước Australia rộng hơn qua ống kính của chính mình.
Nước Australia không thể bao quát qua 12 tấm ảnh này, tuy nhiên với khuôn khổ của cuộc thi tôi mong rằng những khuôn hình này sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về không gian đồng quê đẹp mê hồn của xứ sở chuột túi dưới con mắt của chính mình.

01. Bức ảnh được chụp vào mùa hè khô cằn năm 2009, khi tình trạng thiếu nước và cháy rừng xảy ra nghiêm trọng trên toàn vùng tiểu bang VICTORIA-NSW, bức hình chụp tại một nông trang gần thị trấn JUNEE-NSW
Bức ảnh được chụp vào mùa hè khô cằn năm 2009, khi tình trạng thiếu nước và cháy rừng xảy ra nghiêm trọng trên toàn vùng tiểu bang Victoria, New South Wales, bức hình chụp tại một nông trang gần thị trấn Junee, New South Wales.
02. Bức ảnh trên được chụp vào một buổi sáng sớm tháng 5/2010 lúc cuối thu sắp vào đông, nhiệt độ bên ngoài chỉ từ 3-5 độ C, đàn bò đang gặm cỏ sớm trên thung lũng tại thị trấn MT Beauty, dưới chân núi Mt Beauty, con đường chính lên khu trượt tuyết FALLS CREEK.
Bức ảnh trên được chụp vào một buổi sáng sớm tháng 5/2010 lúc cuối thu sắp vào đông, nhiệt độ bên ngoài chỉ từ 3-5 độ C, đàn bò đang gặm cỏ sớm trên thung lũng tại thị trấn Mt Beauty, dưới chân núi Mt Beauty, con đường chính lên khu trượt tuyết Falls Creek.
03. Không gian của mặt nước tĩnh lặng như gương tại thị trấn BRIGHT mùa thu năm 2010. Không gian phẳng lặng xanh ngắt hòa quyện với đám lá cuối thu đổi màu quanh hồ gợi lên những mảng màu như tranh vẽ.
Không gian của mặt nước tĩnh lặng như gương tại thị trấn Bright mùa thu năm 2010. Không gian phẳng lặng xanh ngắt hòa quyện với đám lá cuối thu đổi màu quanh hồ gợi lên những mảng màu như tranh vẽ.
04. Mùa thu luôn đến với những mảng màu đầy cám dỗ, không gian cuối thu tại thị trấn cao nguyên BOGONG.
Mùa thu luôn đến với những mảng màu đầy cám dỗ, không gian cuối thu tại thị trấn cao nguyên Bogong.
05. Thung lũng cao nguyên KIEWA, một màu xanh trải dài tít tắp, những con bò lững thững chân đồi. Khung cảnh này gợi lại cho tôi về bối cảnh của bộ phim ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, kỷ niệm tuổi thơ khiến tôi phải tấp vào lane lánh nạn trên đoạn đường cao tốc đi CANBERRA để ghi lại cho bằng được tấm hình này.
Thung lũng cao nguyên Kiewa, một màu xanh trải dài tít tắp, những con bò lững thững chân đồi. Khung cảnh này gợi lại cho tôi về bối cảnh của bộ phim ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, kỷ niệm tuổi thơ khiến tôi phải tấp vào lane lánh nạn trên đoạn đường cao tốc đi Canberra để ghi lại cho bằng được tấm hình này.
06. Những cành cây trụi lá chết cóng vì mùa đông lạnh lẽo trên đỉnh FALLS CREEK. Trời thì nắng nhưng nhiệt độ bên ngoài không quá 3 độ C. Góc chụp được thực hiện trên đoạn đường 2 lane duy nhất lên xuống đỉnh FALLS CREEK.
Những cành cây trụi lá chết cóng vì mùa đông lạnh lẽo trên đỉnh Falls Creek. Trời thì nắng nhưng nhiệt độ bên ngoài không quá 3 độ C. Góc chụp được thực hiện trên đoạn đường 2 lane duy nhất lên xuống đỉnh Falls Creek.
07. Bức ảnh được chụp tại đỉnh núi BULLAR vào tháng 8 năm 2010. Không khí lạnh lẽo của bức ảnh trên đường khác hẳn với cái không khí náo nhiệt trên đỉnh núi, hàng đòan xe xếp hàng để được lên núi trước giờ trời tối, khi tuyết có khả năng sẽ rơi dày hơn, khó đi lại.
Bức ảnh được chụp tại đỉnh núi Bullar vào tháng 8 năm 2010. Không khí lạnh lẽo của bức ảnh trên đường khác hẳn với cái không khí náo nhiệt trên đỉnh núi, hàng đoàn xe xếp hàng để được lên núi trước giờ trời tối, khi tuyết có khả năng sẽ rơi dày hơn, khó đi lại.
08. Ngọn hải đăng tại mũi AIREYS INLET – VICTORIA. Ảnh chụp vào lúc 9h tối. Căn nhà cạnh chân đèn đã mang ánh sáng ấm cúng cân bằng khoảng lạnh lẽo không gian bên ngoài. Chúng tôi đã đến đúng thời điểm của buổi chụp tối đó. Và đó là điều may mắn không dễ gì có được.
Ngọn hải đăng tại mũi Aireys Inlet, Victoria. Ảnh chụp vào lúc 9h tối. Căn nhà cạnh chân đèn đã mang ánh sáng ấm cúng cân bằng khoảng lạnh lẽo không gian bên ngoài. Chúng tôi đã đến đúng thời điểm của buổi chụp tối đó. Và đó là điều may mắn không dễ gì có được.
09. The Great Ocean Road, quãng đường đẹp nhất nước ÚC dọc theo bờ biển phía Tây Bắc tiểu bang VICTORIA là điểm du lịch nổi tiếng của vùng. Góc chụp này được thực hiện tại Cầu LONDON (LONDON ARCH), vị trí nối với đất liền đã bị gãy vào tháng 1 năm 1990 vì những dịch chuyển địa chất và tác động của sóng biển.
The Great Ocean Road, quãng đường đẹp nhất nước Australia dọc theo bờ biển phía Tây Bắc tiểu bang Victoria là điểm du lịch nổi tiếng của vùng. Góc chụp này được thực hiện tại Cầu London (London Arch), vị trí nối với đất liền đã bị gãy vào tháng 1/1990 vì những dịch chuyển địa chất và tác động của sóng biển.
10. Mùa hoa cải CANOLA, loại hoa được chiết xuất làm bơ và dầu thực vật cho thị truờng ÚC và xuất khẩu ra thế giới. Là diện tích canh tác chính của các nông trang vùng NSW, khoảng tầm tháng 7-9, loại hoa này khoác lên mình chiếc áo hoa sặc sỡ làm vàng rực cả một vùng. Cơ hội lớn cho các tay máy chụp phong cảnh. Tuy nhiên vì mục đích nông nghiệp họ bảo vệ bằng hàng rào gai bọc quanh chạy dài hết trang trại, thậm chí có một số nơi có cả dây điện trần bảo vệ khỏi sự phá hoại của các động vật khác. Việc chụp hình nên được sự cho phép của chủ trang trại.
Mùa hoa cải Canola, loại hoa được chiết xuất làm bơ và dầu thực vật cho thị truờng Australia và xuất khẩu ra thế giới. Là diện tích canh tác chính của các nông trang vùng New South Wales, khoảng tầm tháng 7-9, loại hoa này khoác lên mình chiếc áo hoa sặc sỡ làm vàng rực cả một vùng. Cơ hội lớn cho các tay máy chụp phong cảnh. Tuy nhiên vì mục đích nông nghiệp họ bảo vệ bằng hàng rào gai bọc quanh chạy dài hết trang trại, thậm chí có một số nơi có cả dây điện trần bảo vệ khỏi sự phá hoại của các động vật khác. Việc chụp hình nên được sự cho phép của chủ trang trại.
11. Trang trại nho vùng WANGRATTA, khu trồng nho được thiết kế trên một đồi thoải nhẹ với nhà trưng bày, khu lưu niệm trên đỉnh đồi. Khách du lịch có thể thưởng thức nhăm nhi các loại rượu vang được sản xuất tại đây và các đặc sản của vùng trong khi có thể phóng tầm mắt thoáng đãng bao quát không gian của nông trang.
Trang trại nho vùng Wangratta, khu trồng nho được thiết kế trên một đồi thoải nhẹ với nhà trưng bày, khu lưu niệm trên đỉnh đồi. Khách du lịch có thể thưởng thức nhăm nhi các loại rượu vang được sản xuất tại đây và các đặc sản của vùng trong khi có thể phóng tầm mắt thoáng đãng bao quát không gian của nông trang.
12. Góp phần vào thành công của bộ ảnh, Justin, anh nông dân vùng JUNEE-NSW đã chở tôi rong ruổi trên chiếc xe thô sơ của mình, trực tiếp chăn cừu cùng anh từ vùng đồi này sang vùng đồi khác thật sự là một trải nghiệm thú vị. Chiếc xe sedan của tôi đã không chạy được vào sâu trong khoảng nông trang này, một phần vì gầm xe thấp phần vì thời tiết khô hạn động cơ dễ bắt lửa vào cỏ rơm khô dễ gây cháy. Đây là một kinh nghiệm xương máu cho tôi khi mà mùa cháy rừng đã sắp đến. Cám ơn Justin cho những kỷ niệm đầy thú vị tại đây, Junee , tháng 12 năm 2009.
Góp phần vào thành công của bộ ảnh, Justin, anh nông dân vùng Junee, New South Wales, đã chở tôi rong ruổi trên chiếc xe thô sơ của mình, trực tiếp chăn cừu cùng anh từ vùng đồi này sang vùng đồi khác thật sự là một trải nghiệm thú vị. Chiếc xe sedan của tôi đã không chạy được vào sâu trong khoảng nông trang này, một phần vì gầm xe thấp phần vì thời tiết khô hạn động cơ dễ bắt lửa vào cỏ rơm khô dễ gây cháy. Đây là một kinh nghiệm xương máu cho tôi khi mà mùa cháy rừng đã sắp đến. Cám ơn Justin cho những kỷ niệm đầy thú vị tại đây, Junee , tháng 12/2009.
Quỳnh Trần

Một góc nhìn về chuyện tiêu tiền trong văn hóa và xã hội Phương Đông

(Hình minh họa)
Càng không phải là nghệ sĩ, họ càng ra bộ giống nghệ sĩ. Càng là người không có tiền, càng tỏ ra mình là ông chủ có tiền.

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, có một cái lối là giỏi bốc hay khoe. Chẳng hạn, một bác sĩ Đông, một thầy khí công, một thầy bói bày quán ở đầu phố xem quẻ, những người ăn nhậu trên mâm cỗ, một đôi bạn ham cờ và những người túm tụm xem đánh cờ dưới đèn đường..., ai cũng vốn liếng có một thì thổi lên mười, ngay đến con rận bắt ra từ gấu áo bông rách cũng là của quí, mắt có hai mí thì bảo mình xinh. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, phàm là những ai khoe mình đều không đáng sợ, một đứa trẻ con trên phố bảo nó là Mao Trạch Đông, nó nói ra ai tin? Người không tin, ma cũng không tin.


Vài năm trước, đeo khẩu trang rất vệ sinh rất văn minh, nhiều người đeo cái dây trắng ở cổ, còn khẩu trang thì nhét vào trong áo để lộ cái dây đeo trắng ra ngoài. Sau đó lại chạy theo kính râm, cũng không đẹp, hoặc giá kính lên quá trán, hoặc xỏ một gọng vào khuy áo. Còn bây giờ thì đứng, ngồi, nằm, đi lại... không mang cái gì, chỉ sính mang máy điện thoại di động, càng ở chỗ đông người, càng hét thật to. Những chuyện ấy đều là để khoe mình, tỏ ra mình có tiền, song cũng bộc lộ cái nghèo nàn và khinh bạc. Mồm vàng lời ngọc chỉ có thể là hoàng đế chứ đâu phải là những người bịt răng vàng. Những kẻ khắp người từ trên xuống dưới toàn ăn diện đồ xịn, đắt tiền, chẳng có ai là "danh giá quí tộc". Chủ tịch Mao Trạch Đông già nửa đời cầm quân đánh nhau mà chưa hề đeo gươm mang súng. Những nhà tỉ phú đại thể cũng không bao giờ đeo cái cặp tiền xinh đẹp bên người. 

Càng không phải là nghệ sĩ, họ càng ra bộ giống nghệ sĩ. Càng là người không có tiền, càng tỏ ra mình là ông chủ có tiền. Nói một câu hay ho: "Không thể nói, tiền là chứng minh tất cả, song cũng không thể nói tiền không phải là minh chứng cho một giá trị ". Nói khó nghe hơn một chút, vẫn là sợ người bên cạnh coi thường. Bẩm tính của cuộc sống là sống nghèo khổ thì bị chê cười, sống sung sướng thì bị ghen ghét. Cửa vào ra khách sạn hào hoa sang trọng bao giờ cũng có cái biển đề: "Quần áo không chỉnh tề, không được vào". Cái gọi là không chỉnh tề, thật ra là quần áo không hoa lệ . Tuy trên đời có câu: Lôi thôi của người thường là bẩn thỉu, lôi thôi của người có tên tuổi là luộm thuộm. Nhưng thường những người có tên tuổi mà luộm thuộm, sau khi nói rõ họ tên mình trước người khác, thì nét mặt của người tiếp đãi từ lạnh nhạt chuyển sang hớn hở. Những người đàn bà xinh đẹp, trong túi xách tay xinh xắn nhét đầy giấy vệ sinh, họ không dám vào nhà tắm, nhưng sau khi cởi bỏ bộ áo ngoài đẹp đẽ, liền co người lại che chiếc áo lót trong rách bươm, đôi giày cao gót bóng lộn không thể cởi bỏ, bởi chiếc tất bị ngón chân chọc thủng. Các nàng phải nhanh nhanh yêu đương, yêu đương sẽ được tiêu tiền của bạn trai, hoặc không cưới anh này, ngày mai ngắm vị kia, dây leo đã quấn cây, thì cây cao bao nhiêu, dây leo cao bấy nhiêu, bọn đàn ông "xuống biển buôn" lặn ngụp, các nàng cũng "xuống biển buôn" ở trên thuyền của họ... 

Xã hội ngày càng phát triển đến chỗ duy trì bằng pháp luật và đô la. Có mức tiền định số, thì ở đời trôi chảy. Đoàn tụ chia ly, đi đi lại lại, con người giàu nghèo...chìm nổi trên đồng tiền. Nếu mỗi tờ đô la là một cuốn tiểu thuyết thì đều có một đoạn li kì. 

Nếu bình tĩnh mà nói, người đáng yêu bây giờ không phải là những phụ nữ trẻ tuổi, mà là các bà già tỏ ra chân thật với bản chất tiểu thị dân. Tiểu thị dân có cái mùi vị của tiểu thị dân: chải đầu bóng loáng đi chợ rau, hỏi giá ở cửa hàng này, lại hỏi giá ở cửa hàng kia, ngẩng đầu nhìn trời, cúi đầu đếm tiền, cãi nhau với chủ bán hàng vì một hai xu, đòi nào tố giác, nào kiện cáo khi nhìn vào quả cân và đòn cân của người bán, rồi bóc lá rau, cấu rễ hành, cuối cùng ra về còn tiện tay bốc vài cái giá đỗ. Những người đàn bà trẻ trong thị dân vẫn còn có chữ "nhỏ", nhưng hành vi làm việc lại muốn to. Càng nhỏ, càng sợ người ta chê nhỏ, chẳng khác gì tiểu Nhật Bản cứ tự xưng là đế quốc đại Nhật Bản; một thành phố ở bãi cửa sông Trường Giang cứ đòi gọi là đại Thượng Hải. Theo những gia đình thông thường, thì những người được tiêu tiền đều là đàn bà. "Viêm khí quản" hiện nay mỗi ngày một tăng, là vì các ông chồng càng ngày càng mất đi sự độc lập về kinh tế. Sự thật là, người đàn ông chân chính không tiêu tiền. Một vị thủ tướng Nhật Bản đã nói: Người đàn ông tốt, ra khỏi nhà trong túi chỉ có mười đồng. Anh ta có khả năng làm ra tiền, làm ra tiền để đàn bà tiêu, để đàn bà tiêu tiền là giao nhiệm vụ vụn vặt thường ngày trong gia đình cho chị ta hoàn thành. Cho dù chị em có dùng tiền sắm quần áo, son phấn, thì các ông anh càng vui vẻ. 

Thử nghĩ, một người được người khác cưu mang, lại cưu mang một người nữa, từ trong sâu thẳm trái tim của anh ta không muốn thường gặp ân nhân, mà chỉ mong người được cưu mang thường xuất hiện trước mặt mình. Mặc dù phủ nhận và che giấu như thế nào đi chăng nữa, thì xã hội hiện giờ vẫn là xã hội lấy đàn ông làm trung tâm. Đàn bà – như Trương ái Linh đã nói - cho dù bạn chạy về phía trước thì người gặp gỡ phía trước vẫn là đàn ông. Cho nên người đàn bà có tiền, làm người hùng, chỉ mong mọi thứ được chủ động, song mọi thứ đều không chủ động, nhất là tình yêu.

Thuộc tính của tiền đã là lưu thông, thì tiền giống như lớp cáu trên người, con người lại nặn bằng đất, rửa rồi lại có, có rồi lại rửa. Lý Bạch nói: Ngàn vàng rải đi còn nhặt lại được. Đầy tớ giữ của chẳng đứa nào có tiền, con người không có tiền không được, song người kiếm được nhiều, kẻ kiếm được ít, bề ngoài gần như do năng lực khác nhau, nhưng thực chất là do từng loại người quyết định. Trong đàn kiến có kiến chúa phối giống, có kiến thợ, có cả kiến lính; chó không đẻ trứng, gà lại đẻ trứng; không cho gà đẻ trứng, gà sẽ chết tức. Trăm ngành trăm nghề, cuộc sống mỗi người một vị trí, sinh mạng không phân sang hèn, nhỏ bé. Đối với chúng ta, tiền đến thì nhận, đi không tiếc, tiêu nhiều tiêu ít đều không để mệt, huống hồ mỗi con người không thể nghèo tới mức không có một xu (không có một xu là người đã chết), mỗi người càng không thể gom góp tất cả tiền. Tiền quá nhiều, tiền sẽ không thuộc về mình. Tiền như không khí, như nước, còn người chỉ mọc hai lỗ mũi và một cái mồm. Nếu đã như vậy, chúng ta có thể cười những người nghèo đến mức chỉ còn lại tiền mà sốt ruột, và có thể bình tĩnh, vui vẻ hoàn thành ý nghĩa sinh tồn của mỗi chúng ta.

Người xưa nói: "An bần, lạc đạo", đâu có phải là một loại phóng khoáng và dí dỏm của bần cùng sau khi không còn biết làm thế nào. "An bần", thực tế là sự nhắc nhở chớ sốt ruột, nôn nóng đối với tiền bạc; còn "lạc đạo, thì càng là lời kêu gọi vĩ đại đối với một mạng sống trọn vẹn. 

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Susan Boyle không thể tiêu tiền của chính mình

Hơn một năm gia nhập giới giải trí, giọng ca vàng vẫn không quen được với cuộc sống của một ngôi sao. Cô không biết kiểm soát chi tiêu, luôn lo sợ sự nghiệp bị sụp đổ, không yêu ai, chỉ muốn làm ‘bà cô già’ đến hết đời.|

Theo tờ News of the World, hôm 1/8, Susan liên lạc với gia đình và than phiền về vấn đề tài chính. Cô chỉ được cấp 300 bảng (khoảng 9 triệu đồng) để chi tiêu mỗi tuần, trong khi đã bán được 9 triệu đĩa “I dream a dream” và có tài khoản 10 triệu bảng (hơn 300 tỷ đồng) trong ngân hàng. Hơn nữa, Susan không có thẻ tín dụng. Với 300 bảng, nữ ca sĩ chỉ có thể đi mua sắm tại siêu thị địa phương Tesco và đi lại bằng xe buýt công cộng.
Nguyên nhân của nghịch lý này là Susan đã trao quyền kiểm soát tài khoản cho đội quản lý tài chính chuyên nghiệp gồm Andy Stephens, Ossie Killkenny và luật sư Kirsty Foy, một trong những người cháu của Susan. Cô không có quyền tự ý tiêu tiền của chính mình mà phải thông qua những người quản lý.
Nếu so sánh, một người gác cổng ở bệnh viện Poole ở hạt Dorchester có mức lương 16.753 bảng một năm, tương đương 322 bảng mỗi tuần, vẫn còn hơn ngôi sao 49 tuổi. Trong khi đó, Simon Cowell, chủ tịch hãng đĩa SyCo đồng thời là giám khảo X Factor và Britain's Got Talent, có thể kiếm được 300 bảng trong vòng 3 phút.

Anh trai của Susan, Gerry Boyle, nói với News of the World: "Susan hoảng sợ khi nghĩ rằng thậm chí mình không thể đến ngân hàng và rút 50.000 bảng, trong khi cô ấy có đến hàng triệu. Tài khoản của Susan bị khóa vì cô ấy không hề có khái niệm gì về tiền bạc, cũng không biết cách tiêu tiền sao cho hiệu quả. Em tôi lo sợ đánh mất mọi thứ và phải quay trở lại thuở bần hàn trước khi xây dựng được sự nghiệp âm nhạc như bây giờ”.

Giọng ca vàng mới mua nhà ở
Giọng ca vàng mới mua nhà ở Blackburn nhưng không được quyền rút tiền để sắm sửa đồ nội thất. Ảnh: PCN.

Susan vừa mua một ngôi nhà giá 300.000 bảng có 5 phòng ngủ nhưng không đủ tiền để sắm đồ nội thất. Vì thế, hiện tại Susan vẫn ở lại ngôi nhà cũ, trước đây là một trụ sở hội đồng, ở Blackburn, West Lothian, Scotland, nơi cô đã sống trong phần lớn cuộc đời mình.

"Susan chẳng biết gì về tiền bạc. Tất cả những gì cô ấy muốn làm là ca hát. Cô ấy không khôn ngoan lắm trong việc tiêu tiền, nhưng Susan rất lo lắng về tình trạng của mình. Chúng tôi cũng rất lo cho cô ấy. Ngày nào cô ấy cũng một mình đi mua sắm ở Tesco", Gerry nói.

Không chỉ không thể quản lý tài sản của chính mình, Susan còn gặp rắc rối với nhiều vấn đề khác của thế giới giải trí mà cô đang dần bước sâu vào. “Trông Susan không giống một ngôi sao ca nhạc thành danh tại các bảng xếp hạng lớn trên thế giới. Cô ấy cô đơn và bị đè nén, luôn lo sợ đánh mất sự nghiệp”, Gerry nói. Người anh trai cho rằng Susan cần một lời đảm bảo từ hãng đĩa SyCo và Simon Cowell về mức độ bền vững của bản hợp đồng thu âm họ ký với cô.

Từng có tin Susan muốn tuyển người yêu, nhưng anh trai cô lại khẳng định cô đang tập trung cho sự nghiệp và sợ nhất là chuyện yêu đương. Ảnh: PCN.
Theo Gerry, gần đây Susan đã tìm được một chuyên gia tâm lý tên là Frank Quinn để giúp đỡ cô vượt qua các vấn đề của mình. “Anh ấy đưa ra những lời khuyên cho Susan, có ảnh hưởng rất tốt đối với cô ấy”.

Một nguồn tin cho biết Quinn không tính tiền tư vấn mà chỉ khuyên nhủ Susan như một người bạn. Nhưng Gerry khẳng định hoàn toàn không có mối quan hệ tình cảm nào ở đây. “Susan bảo cô ấy sẽ không bao giờ dính vào trò đó. Không có tình yêu gì cả. Susan chỉ quan tâm đến sự nghiệp, chỉ muốn làm bà cô già thôi”.

Sau khi nghe Susan than phiền, những người quản lý của cô cho biết, dù chỉ được cấp số tiền cố định mỗi tuần là 300 bảng nhưng cô hoàn toàn có thể yêu cầu thêm bất cứ khi nào cần. Họ cũng khẳng định sẽ giúp Susan mua sắm đồ nội thất, trang bị thiết bị báo động cho ngôi nhà mới.
Pham Mi Ly

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Danh sách 26 tỉ phú Internet

Hình minh họa

Internet đã tạo ra các tỉ phú trẻ nhất của thế giới, họ đã trở thành tỉ phú trong thời gian rất ngắn.


Những người giàu nhất là Sergey Brin và Larry Page, những người sáng lập Google trong cuối những năm 1990. Họ chỉ mất khoảng 5 năm để trở thành tỉ phú.
Trẻ nhất là 25 tuổi Mark Zuckerberg, người sáng lập trang web mạng xã hội Facebook, người đã trở lại danh sách các tỉ phú vào năm 2010 sau khi bị rớt vào năm 2009 do kinh tế suy thoái.
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn danh sách 26 doanh nhân giàu nhất thế giới Internet dựa theo xếp hạng mới nhất của tạp chí Forbes.

Danh sách 26 tỉ phú nhờ Internet, Vi tính-Internet,
Danh sách 26 tỉ phú nhờ Internet, Vi tính-Internet,
Danh sách 26 tỉ phú nhờ Internet, Vi tính-Internet,
24H.COM.VN

Top 10 triệu phú trẻ Online

Internet đã được chứng minh là một nơi tốt cho các nhà doanh nghiệp đầu tư. Một số doanh nhân trẻ đã giành được thành công lớn trong các dự án của họ và đã trở thành triệu phú trẻ tuổi.
10. Greg Tseng 
Greg Tseng đồng sáng lập Tagged Inc
Greg Tseng đồng sáng lập Tagged Inc
Greg Tseng đồng sáng lập công ty Tagged Inc. Năm nay, anh 28 tuổi và có 45 triệu USD. Mạng xã hội Tagged chính thức được ra mắt năm 2004. Trụ sở chính của công ty tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ.

9. Jake Nickell
Jake Nickell - Threadless
Jake Nickell - Threadless
Threadless là một cộng đồng tập trung tâm các cửa hàng may mặc trực tuyến do skinnyCorp Chicago, thành lập từ năm 2000. Anh và hai người bạn đồng sáng lập công ty bắt đầu với số vốn 1.000 USD sau khi tham gia cuộc thi thiết kế áo phông trên Internet.
Các thành viên của cộng đồng threadless gửi mẫu thiết kế áo phông trực tuyến; các mẫu thiết kế này sau đó được bình chọn. Một tỷ lệ lớn các mẫu thiết kế trình được chọn để in ấn và được bán thông qua một cửa hàng trực tuyến. Tác giả của những thiết kế giành được giải thưởng tiền mặt và tiền mua hàng trực tuyến. Số tài sản của Jake Nickell khoảng 50 triệu USD.
8. Alexander Levin
Alexander Levin - ImageShack
Alexander Levin - ImageShack
Alexander Levin sáng lập và điều hành công ty ImageShack Co, với website nổi tiếng ImageShack, có số tài sản 56 triệu USD. ImageShack là websie lưu trữ ảnh khổng lồ trên mạng, doanh thu lớn từ những quảng cáo liên quan tới hình ảnh. Theo đánh giá của Nielsen//NetRatings, ImageShack là một thương hiệu có sự phát triển mạnh.
7. John Vechey
John Vechey - PopCap
John Vechey - PopCap
John Vechey, 28 tuổi có số tài sản 60 triệu USD. Anh là nhà lập trình và phát hành game với thương hiệu nổi tiếng PopCap. Trò chơi đầu tiên của hãng Bejeweled (Kim cương) được bán hơn 25 triệu bản. PopCap games hiện có trên Web, PC và Mac, Xbox, Xbox 360, PlayStation 3, cell-phones, PDAs, iPod Classic, iPhone/Touch và các thiết bị mobile khác.
6. Angelo Sotira
Angelo Sotira - DeviantArt
Angelo Sotira - DeviantArt
Sáng lập viên của trang DeviantArt . DeviantART, Inc có trụ sở chính tại Hollywood Los Angeles, California, Hoa Kỳ. DeviantART là một kho tư liệu toàn diện, bao gồm cả nhiếp ảnh nghệ thuật, kỹ thuật số, nghệ thuật truyền thống, văn học, Flash làm phim, đa ứng dụng và nguồn tài nguyên phong phú.
Tính đến tháng 5 năm 2009, trang web có hơn 10 triệu thành viên, hơn 81.000.000 bản thiết kế, và nhận được khoảng 105.000 thiết kế trình mỗi ngày. Website này thu hút ít nhất 36 triệu khách mỗi năm.
5. Andrew Michael
Andrew Michael - Fast Hosts
Andrew Michael - Fast Hosts
Sáng lập website Fast Hosts, Andrew Michael, 29 tuổi có 110 triệu USD. Fasthosts là công ty lưu trữ web cung cấp đầy đủ các dịch vụ internet: web hosting, đăng ký tên miền, email.
4. Blake Ross
Blake Ross - Firefox
Blake Ross - Firefox
Blake Ross, 22 tuổi, có tổng số tài sản trị giá 120 triệu USD, với sự thành công nhờ chương trình Firefox. Kể từ khi được tung ra cuối năm ngoái, Firefox đã nhận được sự đánh giá cao nhờ tốc độ nhanh và dễ sử dụng. Tới nay đã có tới hàng chục triệu lượt người download phần mềm này. Các nhà phân tích cho rằng trình duyệt Firefox do Ross tạo ra có tốc độ nhanh hơn, đa năng hơn và bảo vệ người dùng tốt hơn trước virus và phần mềm gián điệp so với Internet Explorer.
3. Chad Hurley
Chad Hurley - Youtube
Chad Hurley - Youtube
Chad Hurley, 33 tuổi, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Youtube. Trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới YouTube với 1 tỷ lượt xem mỗi ngày. Chad Hurley giành giải Nhân vật của năm (Giải Webby Award) năm 2007. Năm 2006, Chad Hurley đã bán Youtube cho Google với giá 1.65 tỷ USD.
2. Andrew Gower
Andrew Gower - Jagex Ltd
Andrew Gower - Jagex Ltd
Andrew Christopher Gower, sinh ngày 2/12/1978, người Anh, là một nhà thiết kế trò chơi điện tử và là người đồng sáng lập Jagex Ltd., công ty mà anh đã thành lập cùng với Paul Gower và Constant Tedder. Andrew Gower nổi tiếng nhờ việc viết MMORPG RuneScape với sự giúp đỡ của anh trai Paul Gower. Tổng số tài sản của Andrew Christopher Gower trị giá 650 triệu USD. Tạp chí CEO bình chọn là một trong 10 nhà kinh doanh vĩ đại nhất và trẻ nhất.
1. Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook
Mark Zuckerberg - Facebook
Mark Zuckerberg - Facebook
Mark Zuckerberg 23 tuổi và đang sở hữu tài sản trị giá 700 triệu USD. Mark Elliot Zuckerberg sinhnăm 1984, là một lập trình viên máy tính và là một chủ doanh nghiệp người Mỹ.
Lúc đang là một sinh viên của Đại học Harvard, anh đã thành lập website mạng xã hội Facebook với sự trợ giúp của các bạn học tại Harvard Andrew McCollum, cũng như của những người bạn ở chung phòng ở ký túc xá Dustin Moskovitz và Chris Hughes. Hiện nay anh là tổng giám đốc điều hành của Facebook.
Năm 2008, Zuckerberg xếp thứ 785 trong bảng xếp hạng doanh nhân giàu có của tạp chí Forbes. Tạp chí Time cũng bình chọn Zuckerberg là một trong những người có ảnh hưởng nhất thế giới.