This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

10 thói quen “vung” tiền của người Mỹ

Cách tiêu tiền của người Việt ngày nay không khác biệt với Mỹ là bao!
1. Rút tiền trên máy ATM của ngân hàng khác

Ở Mỹ, dùng thẻ rút tiền của ngân hàng này trên máy ATM của ngân hàng khác có thể khiến người tiêu dùng mất tới 5 USD mỗi lần rút. Ông Gary Thurber, Phó giám đốc quan hệ công chúng tại công ty tư vấn dịch vụ tín dụng Consumer Credit Counseling Service cho biết.

Nhiều khách hàng của ông thực hiện 5-10 lần rút tiền kiểu này từ ATM mỗi tháng, đưa số tiền họ chịu thiệt mỗi năm có thể lên tới 500 USD. Số tiền này có thể đủ cho hơn 12 lần đổ đầy xăng xe.

2. Mua xổ số
Trúng số không dễ, nhưng điều này không ngăn cản dân Mỹ chi tiền tìm kiếm vận may. Theo Hiệp hội Xổ số Mỹ, năm ngoái, người tiêu dùng nước này đã mua lượng vé số trị giá trên 70 tỷ USD.

Trong khi đó, số tiền mà các công ty xổ số trao giải là 38 tỷ USD. Theo ông Thurber, hầu hết khách hàng của ông chi 10-20 USD mỗi tuần mua vé số, tương đương 520-1.040 USD/năm.

3. Uống cà phê ngoài tiệm
Thống kê của trang Mint.com cho thấy, người Mỹ chi bình quân 8,43 USD mỗi lần uống cà phê ở tiệm. Bình quân, mỗi người dân nước này uống cà phê ở tiệm 46 lần/năm, nâng số tiền phải chi lên 385,97 USD.

Đối với những người ngày nào cũng uống cà phê tiệm, mỗi năm họ phải bỏ ra lên tới hàng nghìn USD. Theo ông Thurber, ông có những khách hàng ngày làm việc nào cũng mất 4 USD uống cà phê sáng ngoài hàng, mất khoảng 80 USD/tháng, gần 1.000 USD/năm.

4. Hút thuốc lá
Thuốc lá không chỉ có khả năng gây ung thư phổi, mà còn gây bệnh “viêm màng túi”. Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật của Mỹ cho hay, mỗi năm người Mỹ chi 80 tỷ USD để hút thuốc.

Nhiều khách hàng của ông Thurber mất 70 USD mỗi tuần cho thuốc lá, tương đương 280 USD/tháng.

5. Mua sắm trên truyền hình
Những lời “đường mật” của các chương trình giới thiệu trên truyền hình, chẳng hạn giảm giá, tặng thêm hàng… khiến không ít người Mỹ “đốt tiền”. Số liệu của Hiệp hội Bán lẻ điện tử Mỹ, lĩnh vực bán hàng qua các chương trình quảng cáo truyền hình ở nước này thu về khoảng 400 tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, nhiều mặt hàng được mua về từ các chương trình này không được sử dụng. Ông Thurber tiết lộ, một số lượng không nhỏ khách hàng của ông chi khoảng 200 USD mỗi tháng cho loại hình mua sắm này, chỉ để rồi hàng mua về bị bỏ xó.

6. Thực phẩm “hiệu”
Nhiều loại thực phẩm nhãn hiệu cao cấp có giá cao hơn hẳn so với những sản phẩm với thành phần tương tự. Chẳng hạn, tại một hiệu thực phẩm ở New York một hộp ngũ cốc ăn sáng hiệu Rice Krispies nặng 9 ounce có giá 4,79 USD, trong khi một hộp ngũ cốc nặng 12 ounce của một nhãn hiệu “bình dân” có giá chỉ 1,99 USD.

Các nhà tư vấn tài chính gia đình ước tính, những mặt hàng thực phẩm cao cấp thường có giá cao hơn từ 5-10% so với các sản phẩm bình thường. Nếu dùng hàng thường, mỗi gia đình Mỹ có thể tiết kiệm 50-75 USD mỗi tháng trên tổng số tiền chi cho thực phẩm 500-600 USD.

7. Ăn tiệm
Theo số liệu của Mint.com, năm ngoái, người tiêu dùng Mỹ chi trung bình 28,47 USD cho mỗi bữa ăn tiệm và đi ăn tiệm 82 lần. Như vậy, số tiền chi cho việc ăn uống ở nhà hàng bình quân cho mỗi người Mỹ năm 2010 là 2.341 USD. Đi bar và dùng đồ uống có cồn thậm chí còn ngốn tiền hơn.

Trung bình, người Mỹ mất 42,27 USD cho mỗi lần đi bar trong năm ngoái.

Ông Tom Orecchio thuộc công ty tư vấn quản lý tài sản Modera Wealth Management kể chuyện, một khách hàng của ông trước kia thường gọi bữa trưa mang tới văn phòng, mất 10-15 USD/bữa. Về sau, người khách hàng này chuyển sang mang bữa trưa từ nhà đi, và tiết kiệm hơn 2.500 USD/năm.

8. Lãng phí thẻ tập thể hình
Muốn sở hữu thân hình lý tưởng, nhiều người Mỹ mua thẻ tập ở các phòng tập thể hình, nhưng lại chẳng mấy khi sử dụng, lãng phí hàng trăm USD mỗi năm, thậm chí là mỗi tháng. Sẽ kinh tế hơn nhiều nếu một người mua một chiếc xe đạp tập về dùng ngay tại nhà, thay vì chi mỗi tháng 75 USD để mua thẻ tập mà không dùng đến.

9. Mua hàng “giá rẻ mỗi ngày” trên Internet
Dịch vụ mỗi ngày giảm giá một sản phẩm giờ nhan nhản trên các website bán hàng trực tuyến của Mỹ. Với dịch vụ này, người tiêu dùng muốn được hưởng mức giảm giá hấp dẫn phải đặt mua hàng ngay.

Tuy nhiên, sau phút “bốc đồng”, không ít người tiêu dùng đã không còn hứng thú với sản phẩm mà họ vừa đặt mua, chấp nhận bán lại phiếu mua hàng giảm giá đó với giá “bèo”.

Trang Lifesta, một trang chuyên mua lại những phiếu mua hàng giảm giá này, ước tính có khoảng 20% số phiếu mua hàng như vậy không được người mua sử dụng, gây khoản lãng phí 532 triệu USD/năm. Mức thiệt hại này được tính toán dựa trên dự báo của công ty Local Offer Network cho rằng, dịch vụ mỗi ngày giảm giá một sản phẩm tại Mỹ sẽ tăng trưởng 138% và đạt doanh thu 2,66 tỷ USD trong năm 2011.

10. Dịch vụ truyền hình cáp và điện thoại trọn gói
Sử dụng dịch vụ truyền hình cáp và điện thoại trọn gói không phải lúc nào cũng là kinh tế, nếu người tiêu dùng không sử dụng hết mọi dịch vụ trong gói cước. Ít ai có thể xem hết 500 kênh truyền hình trong một gói cước, hay nhắn tin không giới hạn trên điện thoại di động.

Tuy nhiên, sức hấp dẫn của những lời mời chào như giảm giá trong năm đầu tiên… luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng. Theo chuyên gia Orecchio, nhiều người trả tiền cho gói cước 500 kênh truyền hình, nhưng chỉ xem có 10 kênh, hoặc trả 100 USD cho gói cước “tiết kiệm” trên điện thoại di động, nhưng thực tế chỉ dùng hết 50 USD.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

18 thương hiệu hàng đầu thế giới của Trung Quốc


Nói ra thì lại khen TQ, nhưng nếu xét tới những điểm cởi mở tích cực thì TQ cũng đáng để mắt nếu bạn thuộc giới đầu tư!

Bạn có biết, hiện TQ có mạng xã hội với số tài khoản hơn 800 triệu người dùng, lớn hơn cả FB, sốt không? Tuy nhiên giá trị vẫn không so sánh được với FB, vì sao?

Không chỉ phát triển mạnh trong nước các thương hiệu hàng đầu của Trung Quốc còn đang tích cực mở rộng ra toàn thế giới.

Dưới đây là danh sách 18 thương hiệu đang phát triển rất mạnh mẽ của Trung Quốc theo báo cáo thường niên của Hurun Research Institute được Business Insider đưa ra.

18. Wahaha


Giá trị thương hiệu: 4,4 tỷ USD

Nhãn hiệu thực phẩm Wahaha thuộc sở hữu của tập đoàn tư nhân Hangzhou Wahaha, hãng sản xuất nước giải khát lớn nhất tại Trung Quốc. Sản phẩm của Wahaha gồm có nước đóng chai, nước trái cây, trà xanh, sữa, mỳ ăn liền, hạt hướng dương … gắn liền với văn hóa Trung Quốc, khác biệt với những thương hiệu quốc tế như Coca-Cola hay PepsiCo.

17. CPIC


Giá trị thương hiệu: 4,5 tỷ USD

Được thành lập năm 1991, tập đoàn bảo hiểm lớn thứ 3 Trung Quốc China Pacific Insurance Group hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm bất động sản và nhân thọ, cùng với quản trị tài sản và đầu tư. Niêm yết cổ phiếu vào năm 2007 nhưng hiện công ty này vẫn chưa thực sự có bước tiến lớn trên thị trường thế giới.

16. Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc (Bank of Communications - BoCom)

Giá trị thương hiệu: 4,5 tỷ USD

Qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, hiện BoCom là một trong 5 ngân hàng thương mại hàng đầu của Trung Quốc. Năm 2005, HSBC đã mua 19,9% cổ phần của BoCom. Hiện nay, BoCom có chi nhánh tại New York, Tokyo, Singapore và văn phòng đại diện tại London, Frankfurt nhưng tên tuổi của nhà băng này vẫn khá xa lạ đối với Mỹ và châu Âu.
15. Taobao


Giá trị thương hiệu: 5 tỷ USD

Taobao là website mua sắm trực tuyến lớn thuộc sở hữu của tập đoàn Internet khổng lồ Alibaba. Trên website Taobao còn có không gian dành cho đấu giá (mặc dù đa số các giao dịch được thực hiện với mức giá cố định) cùng với các gian hàng khổng lồ dành cho các thương hiệu lớn.

Đối thủ lớn nhất của Taobao hiện nay là các thương hiệu Internet của Mỹ, đặc biệt là Amazon. Hiện Taobao đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.
14. Wuliangye


Giá trị thương hiệu: 7,5 tỷ USD

Wuliangye Yibin là một công ty chuyên sản xuất các loại rượu. Sản phẩm rượu của công ty này xuất hiện trên thị trường với tên gọi Wuliangye, được làm từ gạo, lúa nếp, ngô, bột mỳ … Sản phẩm Wuliangye là đại diện tiêu biểu cho rượu Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng chính là khó khăn cho Wuliangye khi phát triển trên thị trường quốc tế bởi rượu Trung Quốc vẫn còn xa lạ đối với khách hàng trên thế giới. Dù vậy, cơ hội cho Wuliangye không phải là không có. Với chất lượng và thương hiệu tốt, Wuliangye vẫn có thể tiến ra thế giới bởi mọi người đều muốn dùng thử những thứ mới.
13. China Telecom


Giá trị thương hiệu: 8,5 tỷ USD

Là công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc, China Telecom đồng thời cũng là công ty viễn thông di động lớn thứ 3 tại nước này. China Telecom đã niêm yết cả trên thị trường chứng khoán Hong Kong và New York nhưng phần lớn cổ phần vẫn thuộc sở hữu của chính phủ. China Telecom hiện đã và đang mở rộng ra thị trường châu Âu.

12. China Merchants Bank (CMB)

Giá trị thương hiệu: 9 tỷ USD

Thành lập năm 1987, China Merchants Bank hiện là ngân hàng lớn thứ 6 tại Trung Quốc và có trên 800 chi nhánh tại Trung Quốc và Hong Kong. Năm 2008, CMB đã mở chi nhánh của mình tại New York. Tuy nhiên, giống như các ngân hàng Trung Quốc khác hoạt động tại nước ngoài, CMB cũng phải chịu sự kỳ thị và thiếu tin tưởng của khác hàng quốc tế.

11. Chunghwa

Giá trị thương hiệu: 9,8 tỷ USD

Chunghwa là thương hiệu thuốc lá thuộc sở hữu của Tập đoàn Thuốc lá Thượng Hải (Shanghai Tobacco Group). Chunghwa đã lọt vào danh sách các thương hiệu thuốc lá có giá trị nhất theo thống kê của Hurun.

Bất chấp sự sút giảm doanh thu tại các thị trường lớn như Mỹ, Chunghwa vẫn phát triển rất mạnh mẽ bởi cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường thuốc lá lớn nhất thế giới.

10. Kweichow Moutai


Giá trị thương hiệu: 9,9 tỷ USD

Kweichow Moutai là công ty quốc doanh chuyên sản xuất loại rượu có nguồn gốc từ thời nhà Thanh có tên gọi Maotai. Năm 2008, Kweichow Moutai là công ty đồ uống có thị phần lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Wuliangye, theo Báo cáo Tổng quan Kinh tế Trung Quốc. Cũng giống như Wuliangye, Kweichow Moutai phải có chiến lược kết nối hình ảnh khác biệt của mình với các nền văn hóa khác nếu như muốn mở rộng ra thị trường quốc tế.
9. Ping An


Giá trị thương hiệu: 11 tỷ USD

Ping An là tập đoàn bảo hiểm khổng lồ được thành lập năm 1988. Ban đầu chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nhưng sau đó Ping An nhanh chóng mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ tài chính. Ping An niêm yết cổ phiếu năm 2004 và hiện nay HSBC là cổ đông lớn nhất với 16,8% cổ phần. Ping An có chi nhánh trải khắp 150 quốc gia trên toàn thế giới.
8. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China - AgBank)


Giá trị thương hiệu: 11,6 tỷ USD

AgBank hiện được coi là một trong 4 ngân hàng lớn nhất Năm 2010, Trung Quốc. AgBank niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO) với tổng giá trị 22,1 tỷ USD – giá trị IPO lớn nhất từ trước đến nay. AgBank đứng thứ 25 trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới của Forbes.

Hiện AgBank vẫn là lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới, từ phố Wall cho đến Trung Đông.

7. Tencent QQ


Giá trị thương hiệu: 11,8 tỷ USD

Tencent QQ với biểu thượng chim cánh cụt đã trở thành một hiện tượng tại Trung Quốc khi trở thành một trong mạng xã hội lớn nhất trên thế giới với trên 800 triệu tài khoản. QQ.com cũng là cổng thông tin được sử dụng nhiều nhất tại Trung Quốc.

Năm 2009, QQ đã thiết lập một công thông tin quốc tế nhưng vẫn chưa thu lại được nhiều thành công.
6. ChinaLife


Giá trị thương hiệu: 15,6 tỷ USD

ChinaLife là công ty chuyên cung cấp các loại bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm niên kim. Sau khi niêm yết cổ phiếu năm 2003, ChinaLife là công ty bảo hiểm lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau AIG.
5. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Bank of China)

Giá trị thương hiệu: 22,4 tỷ USD

Được thành lập từ những năm 1900 với vai trò là ngân hàng trung ương, Bank of China là ngân hàng lâu đời nhất tại Trung Quốc. Năm 1923, Bank of China đã chuyển đổi trở thành một ngân hàng thương mại, và là một trong 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc.

Năm 2010, Bank of China cũng là ngân hàng Trung Quốc đầu tiên đưa ra các sản phẩm và dịch vụ bằng đồng nhân dân tệ (RMB) tại Mỹ. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng phải vượt qua những hạn chế bởi cái tên khiến người ta dễ lầm tưởng rằng nó thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc.
4. Baidu


Giá trị thương hiệu: 24,4 tỷ USD

Baidu là công ty dịch vụ web hàng đầu tại Trung Quốc, với công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất (chiếm 63% doanh thu về mảng tìm kiếm trên Internet tại Trung Quốc). Baidu cũng nằm trong danh sách các thương hiệu tư nhân hàng đầu của Hurun.

Đối thủ lớn của Baidu tại Trung Quốc là Google. Nhưng cho đến nay Baidu vẫn luôn thắng thế. Việc Baidu có thể vượt qua Google trên thị trường quốc tế hay không vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
3. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank – CCB)

Giá trị thương hiệu: 35,9 tỷ USD

CCB cũng là một trong 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. Năm 2005, Bank of America đã mua lại 9% cổ phần của CCB nhưng đã bán ra phần lớn trong số cổ phần này trong năm nay.

Có chi nhánh tại London và New York và CCB là ngân hàng Trung Quốc duy nhất là thành viên của Liên minh ATM Toàn cầu (Global ATM alliance) cùng với sự tham gia của Bank of America, Barclays, Deutsche Bank …
2. China Mobile


Giá trị thương hiệu: 42,2 tỷ USD

Công ty quốc doanh China Mobile hiện là công ty viên viễn thông lớn nhất trên thế giới. China Mobile ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với nhu cầu về các dịch vụ viễn thông gia tăng không ngừng tại các thị trường mới nổi.

1. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC)

Giá trị thương hiệu: 42,2 tỷ USD

ICBC hiện là ngân hàng lớn nhất Trung Quốc và đứng đầu về doanh thu trong danh sách của Hurun. Năm 2006, ICBC tiến hành niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO) với tổng giá trị kỷ lục là 21,9 tỷ USD. Nhưng năm 2010, kỷ lục này đã bị ngân hàng AgBank phá vỡ.

ICBC hoạt động hết sức tích cực trên thị trường quốc tế bằng cách quảng bá tên tuổi tại thị trường châu Âu và hiện nay ngân hàng này đang có kế hoạch mở rộng sang Brazil và Peru.

Tuyến Nguyễn

Anh ơi, em có bầu :) ?!!

Mặc dù đã trải qua nhiều lần như thế này rồi, và đã giải quyết sự vụ khá êm thấm, nhưng hậu quả không tránh khỏi là bản thân tôi cũng phải chịu nhiều cay đắng thiệt thòi. Sau mỗi lần như vậy lòng quyết tâm càng phải cứng rắn hơn để sau này thân mình khỏi phải mệt mỏi. Vậy mà lần này vẫn không tránh khỏi định mệnh...hix!

Nàng đứng đấy, trước mặt tôi cùng đôi mắt đầy vẻ lo lắng cầu xin lòng khoan dung, bảo bọc, chở che.





Nhưng tôi với em không duyên không nợ, kết quả thế này...



Làm sao đây...


Mâu thuẫn dữ dội, làm ngơ để nàng làm gì thì làm, hay nàng bỏ đi luôn với tôi lúc này càng tốt...


Nhưng rồi lại yếu lòng, một lần nữa...


Thôi đành...


Đứng dậy...



...



...




Nhường ghế cho em ấy ngồi...


Đi xe buýt, phải có lòng tốt một chút chứ :)!

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Ý tưởng đầu tư tiền nhàn rỗi của nghệ sĩ thời nay.

Nghệ sĩ Nhân dân Lê Khanh.
 Nghệ sĩ chúng ta đầu tài sản mình vào đâu, bạn có có quan tâm chứ?

Lê Khanh trả lời trực tuyến về đầu tư tiền nhàn rỗi
9h30 ngày 12/10, nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh với tư cách là người tiêu dùng, người gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ chia sẻ cùng độc giảVnExpress.net về chủ đề: "Làm sao để đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả nhất trong thời kỳ thị trường tài chính biến động".

Người có tiền nhàn rỗi đang đau đầu với hàng loạt câu hỏi nên đầu tư vào đâu trong thời buổi thị trường tài chính biến động như hiện nay. Giá ngoại tệ và giá vàng thay đổi mỗi ngày. Sự tăng nhanh của hai kênh đầu tư này khiến nhiều người hoang mang, không biết cách đầu tư tiền nhàn rỗi thế nào cho hiệu quả.

Những vấn đề trên cũng là nội dung của buổi phỏng vấn trực tuyến về chủ đề: "Làm sao để đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả nhất trong thời kỳ thị trường tài chính biến động" do VnExpress.net cùng Techcombank tổ chức vào 9h30 ngày 12/10.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc khối Dịch vụ Ngân hàng và Tài chính cá nhân
 ngân hàng TMCP Kỹ thương VietNam Techcombank.
Bên cạnh nghệ sĩ Lê Khanh, khách mời chương trình còn có bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc khối Dịch vụ Ngân hàng và Tài chính cá nhân ngân hàng TMCP Kỹ thương VietNam Techcombank, ông Đinh Thế Hiển, Thạc sĩ kinh tế, chuyên gia tài chính chứng khoán, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng.
ông Đinh Thế Hiển, Thạc sĩ kinh tế, chuyên gia tài chính chứng khoán,
Giám đốc Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng.
Độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây hoặc gửi về kinhdoanh@vnexpress.net.

VnExpress

Sẽ ra sao nếu Trái đất chỉ có 100 người?

Thử tưởng tượng Trái đất này chỉ là 1 ngôi làng với dân số 100 người mà thôi!

Theo thống kê gần đây nhất, dân số thế giới hiện đã vượt mốc 6,93 tỷ người. Nếu thống kê cụ thể, con số rất lớn khiến bạn khó tưởng tượng sự “khủng khiếp” của những gì đang diễn ra trên thế giới. Bởi vậy chúng tớ rút gọn tỉ lệ lại thành 100 người để tất cả dễ hình dung...

Bạn có bao giờ thắc mắc trên thế giới có bao nhiêu người da màu? Có bao nhiêu người nói tiếng Anh? Tiền sẽ thuộc về ai nhiều nhất? Một năm có bao nhiêu đứa trẻ được sinh ra trong ngôi làng đó? Cùng tìm hiểu 20 sự thật đang ngày ngày diễn ra trong “ngôi làng” Trái đất này bạn nhé!







































Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

7 bài học từ người giàu

Người giàu có suy nghĩ và hành xử với tiền bạc như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!


"Thay cho việc chỉ trích người giàu, hãy nhìn vào họ bằng một cách khác."

1. Có tiền tốt hơn không có tiền
Tiền không mua được cho bạn hạnh phúc nhưng mua được nhiều thứ khác, ví như sự an toàn về tài chính, chế độ chăm sóc y tế, giáo dọc, du lịch, cuộc sống về hưu chất lượng tốt. Nói tóm gọn: Tự do.

2. Đừng trở thành người thừa tiền và thiếu thời gian
Dành mọi thời gian rỗi của bạn để kiếm tiền thực sự tạo ra vấn đề lớn, đặc biệt tại những nghề nghiệp đặc thù. Luật sư, bác sỹ, nhân viên ngân hàng và kế toán, do bản chất công việc, có thể mải mê đến mức họ bỏ qua mối quan hệ với gia đình.
Khi sự ổn định của đời sống bình thường chấm dứt, yếu tố mất cân bằng giữa công việc và gia đình sẽ tăng lên.
Làm việc thực chất là quá trình đổi thời gian lấy tiền. Hãy nhớ: “Việc bạn làm gì với tiền có ý nghĩa hơn nhiều so với đống tài sản bạn mua được khi bạn mua được bằng tiền. Nếu bạn trở nên giàu có những quên đi mối quan hệ với bạn đời và không chăm sóc được lũ trẻ khi chúng đang tuổi lớn, bạn nghèo hơn bạn tưởng.”

3. Kỷ niệm quan trọng hơn vật chất
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đối với người giàu có, ô tô xịn, du thuyền, nhà cửa, trang sức và đồng hồ đứng cuối bảng ưu tiên.
Ưu tiên của họ: Kỷ niệm và thành công. Điều này còn đúng hơn khi nhìn từ góc độ gia đình.
Có thực sự rằng dàn loa 100.000USD mang lại âm thanh tốt hơn 20 lần so với dàn loa 5.000USD? Xe ô tô thể thao giá 250.000USD chạy nhanh gấp 5 lần xe giá 50.000USD? Hiện nay, người ta có thể mua căn nhà tuyệt đẹp tại Mỹ với giá 1 triệu USD, giá rẻ hơn nếu vào sâu nội địa. Và căn nhà 10 triệu USD cũng không đẹp gấp 10 lần. Bất kỳ ai đang sở hữu đồng hồ Rolex giá 10.000USD sẽ nói với bạn rằng chiếc đồng hồ Casio 39USD cũng rất tốt.
Khi nói đến lợi ích của tài sản, tác giả bài viết luôn được nghe câu chuyện về những kỷ niệm đẹp, buổi tụ họp của gia đình, kỳ nghỉ, sự kiện thể thao, đám cưới và nhiều kỷ niệm đẹp khác. Khi có việc gì đó cần tiền, gần như gia đình nào cũng có cách riêng phù hợp với điều kiện của mình.

4. Hãy cẩn thận với những khoản nợ, đặc biệt ở giai đoạn đầu đời
Có một sự thật tồi tệ: Các công ty thường muốn nhân viên của mình vay nợ thật nhiều. Họ sẽ giúp bạn làm việc đó, đồng ký kết các hợp đồng mua nhà thế chấp hoặc thậm chí trực tiếp cho bạn vay tiền với lãi suất ưu đãi.
Họ khuyến khích bạn tiêu xài điên cuồng, nới hạn mức tín dụng cho nhân viên xuất sắc. Bạn cần một căn nhà lớn và như vậy phải vay nợ nhiều. Với hình thức hỗ trợ như vậy, có thật các công ty rất tốt không?
Không hẳn như vậy. Các ngân hàng lớn, tổ chức đầu tư, công ty luật và kế toán đã học được cách kiếm lời rất lớn bằng cách lắp “cùm vàng” vào tay nhân viên giỏi nhất. Những kẻ làm công ăn lương này sẽ làm việc chăm chỉ hơn, ở lại công ty nhiều thời gian hơn so với nhóm nhân viên chẳng vay nợ xu nào.
Hơn thế nữa, những nhân viên vay nợ sẽ không bỏ công ty sang làm việc cho một công ty nhỏ hay đối thủ cạnh tranh.
Hãy nhớ lấy điều này khi bạn nhận được ưu đãi tín dụng, bạn càng vay sẽ càng thiệt.

5. Cần lập mục tiêu
Tác giả bài viết có một người bạn doanh nhân. Ông ấy là thành viên ban quản trị một công ty dotcom thập niên 1990. Ông bán cổ phiếu của mình quá sớm, chỉ với số tiền thu về 30 triệu USD, trong khi đó chỉ vài tháng sau con số này lên tới 90 triệu USD.
Tuy nhiên điều đó chẳng có nhiều ý nghĩa với ông. Ông sử dụng chỗ tiền thu về cho công ty tiếp theo và cuối cùng thu về 1 tỷ USD. Mục tiêu dài hạn và khả năng hiện thực hóa mục tiêu đã giúp ông thành công.
Ông nói: “Tôi rất ngạc nhiên với việc nhiều người sống không có mục tiêu gì. Họ đơn giản chỉ để dòng sông cuộc đời trôi qua.”
Người Latinh có câu: “Chiến thắng cần đến sự chuẩn bị kỹ càng.” Khi bạn đã có kế hoạch cẩn thận, bạn sẽ ngạc nhiên với cái bạn làm được.

6. Không nên quên mất hiện tại
Mục tiêu cũng rất quan trọng, tuy nhiên không nên quên đi những gì đang diễn ra hiện nay.
Điều này đặc biệt đúng với nhóm doanh nhân, nhà điều hành doanh nghiệp và người có tính cách thuộc nhóm A. Đừng để những giấc mơ về tòa lâu đài khiến bạn không tận hưởng được niềm hạnh phúc trong căn nhà mà mình đang sống.

7. Cần đến một chút may mắn
Tác giả bài viết hết sức ngạc nhiên với một điều sau khi gặp nhiều người giàu có, đặc biệt các doanh nhân công nghệ, đó là họ hết sức cám ơn sự may mắn của họ. Tác giả thường được nghe câu: “Thông minh cũng tốt nhưng may mắn còn tốt hơn.” Một triết gia nổi tiếng đã nói: “May mắn đến khi đã có sự chuẩn bị tốt đi kèm với cơ hội.”
Tác giả bài viết không dám khẳng định liệu thông minh hay may mắn sẽ tốt hơn, tuy nhiên phần lớn cơ hội đến cần nhiều hơn sự may mắn.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

SINH VIÊN TIÊU TIỀN - CHUYỆN ĐÊM KHUYA

Đêm khuya, năm chàng sinh viên nằm trên sân thượng ký túc xá ngắm nhìn bầu trời lấp lánh đầy sao. Gió từ sông Hồng dịu dàng thổi từng cơn. Một chàng bỗng nói:

- Hôm qua ba má dưới quê bán lúa gởi cho tao một tỷ đồng. Ba tao viết trong thư:

“Dạo này gia đình khó khăn vì phải dành dụm sắm thêm bốn chiếc xe hơi nữa vì ba bắt đầu lớn tuổi, đi cày ruộng mà không ngồi xe máy lạnh thấy bực bội lắm.

Bữa trước trời không chịu mưa, em gái mày phải liên hệ với nhà máy mua nước ngọt Coca Cola về tưới ruộng, chưa biết lúa mọc ra sao nhưng kiến làng mình uống nước ấy nhiều quá, chỉ cần bắt một con thả vào nồi cơm là tất cả ngọt như chè.

Không hiểu tại sao độ rày dân thành phố đổ dồn về quê, người thì cắt cỏ, người thì chăn trâu, họ nói vậy vẫn sướng hơn thành thị bị kẹt xe mà chật chội. Nhiều cô đẹp lắm, mặc váy đầm, phấn son đầy mình cứ giành cấy lúa với phun thuốc trừ sâu; nhà ta cũng có mấy hoa hậu xin được nấu cám heo mà ba còn hỏi xem có trình độ Anh văn bằng C không đã.
Tội nghiệp em trai mày khóc quá trời, nó học xong nhà trường đày sang Pháp thực tập, nó nhờ ba chạy để được về làng nhưng ba nghĩ ai cũng thế thì bao giờ những dân ở đấy mới có văn hóa nên lại thôi.

Số tiền một tỷ này gửi cho mày là lấy tạm ở tiền ăn trầu của bà ngoại, ba biết như thế là ít nhưng con chịu khó, nếu thiếu mượn đỡ bạn bè, tuần sau ba gửi tiếp”.

Cả bọn nghe xong, an ủi:

- Tội nghiệp mày ghê!

- Càng nghèo càng ráng học nghe em.

Chàng thứ hai thổ lộ:

- Chưa khổ bằng tao. Sáng nay thầy hiệu trưởng gọi lên cảnh cáo vì bỏ cơm ở nhà ăn tập thể sinh viên. Chán quá, quanh đi quẩn lại cũng mấy chục món đó: heo quay, vịt bát bửu, gà nhồi hạt sen, cá lóc đút lò, cua rút xương, tôm càng hấp rượu… ai mà nuốt cho được. Đề nghị bao nhiêu lần là thực đơn phải có rau muống nấu cà, nhà trường hứa sẽ giải quyết rồi đâu lại hoàn đó. Tuần trước anh thằng bạn bên Mỹ gửi về một hũ mắm nêm, cả lớp thèm quá phải trùm chăn chấm với bánh mì vì sợ giáo vụ phát hiện tịch thu.

Những tiếng kêu phẫn nộ vang lên:

- Sao trắng trợn thế nhỉ?

- Đúng là miếng ăn là miếng nhục rồi.

- Để tao kể tiếp. Đã thế đồ ăn họ chế biến rất bừa bãi. Ví dụ như món canh chua, rau được thái nhỏ như sợi tóc, ướp với nước cốt me bảy ngày, rồi họ đem từng sợi nhồi vào củ nhân sâm, hấp lên. Sau đó lấy ra cho vào bụng cá, mang cá ấy thả xuống nước mưa hứng trên lá sen vào những đêm trăng rằm, tiếp theo cá được các thiếu nữ câu lên bằng cần câu vàng, sau đó cho vào máy vi tính xử lý nửa ngày, lôi cá ra bắt làm bản kiểm điểm, bắt cá xem chương trình ca nhạc thời trang. Cuối cùng cho cá vào chậu vẽ các cô mặc áo tắm rồi mới mổ bụng cá lấy rau ra. Chế biến cẩu thả như thế mà lại trách tao không chịu ăn thì có dã man không?

Cả bọn gào lên:

- Dã man quá!

Chàng thứ ba thét:

- Tớ mới thực sự bi kịch. Vừa rồi tớ lò mò xuống khu vệ sinh định tắm thì chả gặp một ai. Nước nóng, nước lạnh, xà bông thơm, khăn bông, dầu gội đầu, máy sấy tóc, kem dưỡng da để ngổn ngang, thứ nào cũng còn nguyên trong hộp. Chưa kịp làm gì đã bị những người phục vụ đổ xô ra hỏi có giặt đồ không, có kỳ lưng không, nếu đồng ý họ sẽ cho tớ tiền “boa”, nhưng các cậu biết đấy, đời nào tớ chịu bán mình. Phòng tắm sinh viên được xây rất tồi, gạch men của Ý, gương soi của Đức, còn thảm chùi chân của Ănggôla, bồn rửa mặt bằng ngọc bích, còn bồn tắm bằng cẩm thạch. Tớ đòi phải có gáo dừa và xơ mướp để kỳ thì tất cả đều gãi đầu gãi tai xin lỗi vì những thứ đó phải đặt riêng. Bực nhất là đang tắm họ cứ bấm chuông hỏi có dùng trà thơm không, có ăn bánh hoa cúc không, có gội đầu bằng sữa ong chúa không. Ra khỏi cửa còn bắt làm móng chân, bắt nhúng mình vào bể dầu thơm. Tàn ác đến thế là cùng.

Tất cả nghẹn ngào thông cảm. Chàng thư tư vừa khóc, vừa nói:

- Nỗi khổ của các anh suy cho cùng vẫn là cái khổ vật chất, còn em khổ tinh thần mới bi kịch. Em mới vào năm thứ nhất mà vài chục công ty cứ kiên quyết bắt làm giám đốc, họ nói nếu chờ em ra trường sợ các công ty khác tranh mất. Từ chối cũng mệt vì đích thân các giám đốc đang tại chức đến năn nỉ suốt ngày, họ bảo chỉ cần em ừ một cái là họ có cớ về hưu, chẳng lẽ em không biết thương người lớn tuổi sao?

Trong khi chờ đợi, cái gì họ cũng hỏi ý kiến, thành ra vừa học vừa ký các quyết định bổ nhiệm, duyệt chi vài triệu đôla, hoặc phải nghiến răng cho ra nước ngoài ký kết các hợp đồng đến kiệt sức. Đã thế nhiều cô tài tử xinê đòi yêu em. Họ đứng dưới cửa sổ, trèo lên mái nhà hoặc đánh đu trên cành cây hy vọng em để ý, hễ gió thổi là rớt lộp độp như mít rụng, rồi lại leo lên. Em có tấm hình trong thẻ sinh viên bị một cô trộm được phóng to bằng cái nhà treo giữa ngã tư với dòng chữ: “Sinh viên, người mẫu gọi là yêu”.

Tất cả ứa nước mắt. Chàng thứ năm lấy chiếc khăn tay màu cháo lòng lau mặt cho các bạn, vắt mạnh xuống sàn gạch rồi nói:

- Kể khổ mãi rồi. Để tớ kể một cái sướng nghe.

- Kể đi!

- Sáng nay tao nằm chơi trên đường, tự nhiên có chiếc xe tải chạy qua rồi de lại đưa tiền, vì tài xế thấy bụng tao sát vào da nên tưởng đã cán qua, vội vã bồi thường. Sướng chưa?

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Được và mất ở tuổi 24

Đi làm được 2 năm (cái này gọi là đi diệt giặc đói). Tiêu tiền không tính toán dù thu nhập chỉ mi nhon thôi. Hình như là túi toàn bị thủng hay sao ý, chứ có lúc cũng biết tiết kiệm lắm...

Tuổi? 24

Là cả cộng thêm tuổi mà dân gian vẫn gọi là tuổi mụ nữa mới được 24.



24 ư? Đã có gì nào?

24 - Mới bắt đầu biết đến blog, tìm blog để huyên thuyên đủ chuyện, và để hôm nay ngồi liệt kê về cái 24 của mình.

24 - Xa nhà, xa bố mẹ, xa anh chị em, xa mấy đứa cháu đáng yêu.

24 - Đi làm được 2 năm (cái này gọi là đi diệt giặc đói). Tiêu tiền không tính toán dù thu nhập chỉ mi nhon thôi. Hình như là túi toàn bị thủng hay sao ý, chứ có lúc cũng biết tiết kiệm lắm. Trăm dâu đổ đầu tằm mà, học phí này, tiền nhà này, tiền ăn này, tiền xăng, tiền điện thoại, tiền gửi xe, quỹ nọ, quỹ kia nữa. Đấy không xin, không vay là giỏi lắm rồi.

24 - Vẫn đi học (còn cái này gọi là diệt giặc dốt, nhưng sao vẫn thấy mình dốt quá). Người ta bảo: học là để biết được rằng cuộc đời không như mặt nước mùa thu, học là để biết đôi khi phải nhẫn tâm để không bị coi là kẻ ngu đần. Thế mà, học rồi, học thêm tí nữa vẫn không thấy mình khá khẩm hơn. Có đôi khi còn thấy mình tốt bụng đến đúng cái chuẩn "ngu đần".

24 - Ở Hà Nội bao nhiêu năm, chưa biết đến đường Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, cầu Long Biên, rồi thì xem kéo cờ, hạ cờ ở Lăng Bác. Hình như lạc lõng quá. Tự nhận thấy bản thân không sao hoà nhập được với phong cách của bọn trẻ bây giờ.

24 - Chia tay tình yêu.

24 - Đang từng ngày tìm lại niềm vui cho riêng mình, để biết yêu mình hơn, chỉ yêu mình thôi. Đó là ngày nào cũng ngồi lại văn phòng thật muộn, là lại thích đọc thơ, viết lách... Là không hàng ngày nghĩ xem hôm nay đi chợ nấu món gì, mà đi ăn quán. Là ra cửa hàng sửa, vẽ móng xong rồi lại về kì cục tẩy xoá đi. Là chịu khó nạp tiền điện thoại hơn. Là chăm nhắn tin, gọi điện hơn với bạn bè.

24 - Mẹ bảo sang năm cưới được rồi đấy, thì đến giờ chẳng biết bao giờ lấy chồng.

24 - Mỗi lần về quê sẽ phải đi ô tô chứ không đi xe máy nữa, vì không có người đèo, mặc dù rất say xe.

24 - Vẫn bé bỏng trong mắt bố mẹ, và anh chị, chắc có đến 25, 30, 35...hay gì gì đó (hì hì) thì cũng vẫn bị coi như thế. Chẳng có câu: "Con dù lớn vẫn là con của mẹ" là gì.

24 - Mới 24 thôi mà, còn trẻ chán, còn mới ti toe rời vòng tay bố mẹ. 24 thôi mà lo gì, còn nhiều thời gian để phấn đấu, để cố gắng, để đi đây đi đó, để làm những việc chưa làm được. Hãy cười thật tươi đi trước khi trên mặt có những nếp nhăn và vết chân chim nơi đuôi mắt.

24- Trời đất, đã 24 rồi à? 20 năm đầu của đời người là những năm dài nhất, từ sau đó cuộc đời sẽ trôi đi rất nhanh. 24 rồi, mà chẳng có gì trong tay cả, hãy còn lông bông quá, có chăng thì chỉ được cái tính cách già hơn tuổi, chín chắn hơn tuổi thôi (mặc dù đôi lúc lại ngốc nghếch đến không tưởng).

24? Còn có 6 năm nữa là băm rồi đấy. Chẳng mấy tí mà già.

24 - Cười

24 -Xót xa.

...

Đỏng đảnh

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

HỌC "LÀM CHỦ CUỘC SỐNG" - HỌC LÀM CHỦ CÁCH TIÊU TIỀN P1.

Không đòi hỏi quá nhiều ở một khóa học với mức chi phí khá khiêm tốn đến nỗi một sinh viên có thể tự thu xếp cho mình để tham dự, tuy nhiên với những điều mắt thấy tai nghe và những điều cảm nhận được khi tham gia thì quả thật với tôi, một người cũng khá khó tính trong việc tiếp nhận những giá trị mới, vẫn chưa có lớp học, hội thảo nào tại Việt Nam để lại những ấn tượng sâu sắc cho người dự đến vậy.

Tôi không phải là một người viết văn hay, câu cú logic, nên mọi diễn đạt có dở, các bạn cũng vui lòng bỏ qua cho, vì ngõ hầu tôi chỉ mong chia sẻ với các bạn một điều có ý nghĩa trong cuộc sống mà tôi mắt thấy tai nghe.


Lớp học khá đông với hơn 100 người tham dự, quả thật khá choáng ngợp cho những người e dè và có phần không thích đám đông. Tuy nhiên diễn giả khá khéo léo trong việc dẫn dắt và phá tan cái cảm giác ngăn cách giữa nhiều người xa lạ với nhau. Có nhiều người ngồi nghe với thái độ khá hoài nghi, trong đó có tôi, nhưng dần dần, có những điều đồng cảm với người nói, khiến câu chuyện của diễn giả cũng như của mình. Cho đến khi anh ngưng đọng lại một giây phút khi kết thúc một câu chuyện hay mà thực tế, tôi chợt sực tỉnh và thấy lòng mình đã mềm đi tự lúc nào. Nhìn sang người bên cạnh, tôi thấy đôi mắt anh ấy mở to, chăm chú và khuôn mặt rất thư giãn, hơi thở nhẹ nhàng.

 Tôi đã từng cảm thấy mình cô đơn giữa thành phố ồn ào, lạc long giữa xã hội, thành một người dần xa lạ ngay trong gia đình của mình. Có đôi lúc rất xót xa khi nghĩ rằng mình không còn tồn tại nữa, tôi đi tìm những điểm tựa, tôi cảm thấy mình mất cân bằng trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, ở đó tôi cảm nhận được một không gian thấm đẫm tình người. Được trải mình trong khóa học làm chủ cuộc sống, tôi thấy lòng mình ấm áp, tôi cảm nhận được những tình cảm rất trong sáng, mọi người trao nhau những lời nói chân thành, đầy tôn trọng, những cái bắt tay siết chặt nhưng rất dịu dàng, những cái ôm nồng ấm khiến một người dù cứng rắn mấy cũng phải tan chảy. Điều đặc biệt là mọi người trước đó đều không hề biết nhau. Có cả những người từ rất xa đến.

Tôi ấn tượng với kiến thức và tấm lòng của diễn giả so với độ tuổi của anh. Nhiều kỹ năng được anh vận dụng đẩy cảm xúc của tôi và mọi người lên đến cực điểm, có nhiều kỹ thuật được anh đưa vào khóa học tuy nhiên không hề thái quá mà rất tự nhiên, phù hợp với mọi người và ai cũng muốn tự mình tham gia trải nghiệm. Theo nguyên tắc của anh, anh khuyên mọi người không nên tin vào những gì anh nói và nên trải nghiệm để kiểm chứng. Với riêng cá nhân, tôi cho rằng điều này rất có ý nghĩa, đơn giản là tôi chỉ tin khi đích thân tôi làm điều tôi hoài nghi, và điều đó làm tôi có cảm giác đúng đắn. Mặc dù tôi cũng thừa nhận rằng đặc điểm này nhiều lúc cũng tạo cho tôi không ít những khó khăn!  

Dần tiếp đến là những giải pháp tháo gỡ những rắc rối. Dù rằng không hẳn 100% các khán giả ai cũng có thể hiểu ngay, nhưng anh cũng làm được điều rất đặc biệt là truyền được cảm hứng và niềm tin để cho một người khá nhút nhát như tôi đủ cam đảm để thay đổi những thói quen mà tôi đánh giá là không hỗ trợ một chút nào cho thành công và hạnh phúc của tôi. Đến nay là 6 tháng tôi đã bỏ được thói quen độc hại cho mình và mọi người là hút thuốc lá cũng chính nhờ vào đó!

Khóc, khóc thút thít, khóc thổn thức, khóc hối hận, khóc không kềm chế… Bạn bất ngờ ư, tôi không gõ phím sai đâu, điều có thật 100%. Ngoài chương trình đi tìm người thân trên VTV3 quá nổi tiếng về việc chiếm cảm tình và nước mắt vì xúc động của khán giả, nơi khóa học làm chủ cuộc sống tôi thấy mọi người khóc thật, và họ không cảm động ở vai trò khan giả, mà là chủ để của hành động: KHÓC. Tôi thấy mọi người cho phép mình những giây phút không kềm chế cảm xúc, để nước mắt tuôn chảy thành dòng thấm đẫm vai áo bạn mình. Ai nói nam giới kềm chế tốt thì tôi khẳng định là không có đâu, nam giới khóc to lắm, khóc như thể bị ai phá vỡ con đập vậy! Nhưng phải nói rằng sau những giây phút thổn thức, khi bình tĩnh lại, con người ta như tháo được những gánh nặng dồn nén, nhẹ nhàng hơn, bình tâm hơn mà nhìn nhận lại những vấn đề mình đang đối mặt trong cuộc sống, trong mối quan hệ, trong tình cảm gia đình, cha mẹ, bạn bè, người yêu… Ai cũng biết rằng can đảm nói lời xin lỗi, xác nhận việc bạn trân trọng những tình cảm mà người khác dành cho mình ý nghĩa như thế nào rất khó khăn, đặc biệt khi người đó là BA hay MẸ mình thì thử thách tăng gấp bội, không phải ai cũng can đảm mà làm vậy! Nhưng khi đã làm thì bạn có thể tin rằng, mình đã tiến bộ thêm một bước nữa, bạn nhận ra, bạn đã TRƯỞNG THÀNH thêm một bước. 

Chi tiết về khóa học các bạn xem thêm ở đây.
(còn tiếp)

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

HỘI THẢO TÂM BÌNH AN - HỌC CÁCH YÊU THƯƠNG BẢN THÂN & YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC


Chương trình Phật Pháp Ứng Dụng số 10
TÂM BÌNH AN - HỌC CÁCH YÊU THƯƠNG BẢN THÂN & YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC

Tình thương, lòng từ bi & sự bình an là những giá trị cốt lõi của mọi nỗ lực tâm linh. Những giá trị này không thuộc về bất kỳ tôn giáo nào. Chúng là phẩm chất của mỗi chúng ta, của trái tim & tâm hồn chúng ta. Tuy nhiên, trong cuộc sống hối hả ngày nay, khi tình hình kinh tế có nhiều biến động, con người ta luôn bị những đam mê về danh vọng & vật chất lôi kéo, các phẩm chất tốt đẹp đó đã bị chôn vùi. 
Mỗi ngày, ai ai cũng phải đối diện với sự bực dọc của chính bản thân mình & với người khác. Để từ đó tâm trạng không phút nào được bình an, cuộc sống luôn là chuỗi ngày dài của sự khó chịu và đau khổ. Nhưng có một cách có thể giúp chúng ta luôn cảm thấy bình an trong tâm hồn! Đó là việc thực hành sự yêu thương đối với bản thân mình & đối với người khác. Lòng yêu thương chứa đựng một động lực mạnh mẽ để con người ta hành động và thay đổi. Thay đổi để nhìn bản thân mình khác hơn, nhìn mọi người & cuộc sống tốt đẹp hơn!

Nhưng làm sao để yêu thương bản thân mình đúng cách & làm cách nào để có thể yêu thương tất cả mọi người, từ đó cảm thấy bình an trong cuộc sống? Chương trình Phật Pháp Ứng Dụng số 10: Tâm Bình An – Học cách yêu thương bản thân & yêu thương người khác sẽ giúp chúng ta trả lời cho những thắc mắc đó. 

Tâm Bình An cũng là tên một cuốn sách thuộc tủ sách Phật Pháp Ứng Dụng V-Buddhism của Thái Hà Books, vừa mới được xuất bản. Trong chương trình Phật Pháp Ứng Dụng số 10 này, Thái Hà Books sẽ trích 20% toàn bộ doanh thu bán được từ cuốn sách Tâm Bình An để dành tặng cho các bệnh nhi ở Viện Truyền máu Huyết học Tp.HCM. Thái Hà Books trân trọng & kêu gọi mọi ủng hộ của tất cả các cá nhân, đoàn thể qua việc mua cuốn Tâm Bình An, để từ đó góp phần mang đến niềm vui, mang đến nụ cười cho các bệnh nhi.

Diễn giả:
Đại Đức Thích Thiện Thuận - Trụ trì Viện Chuyên Tu - Bà Rịa Vũng Tàu. Thầy đã thực hiện nhiều bài thuyết giảng như: Bóng mây, Lời hối lỗi, Ta từng quên Mẹ, Trách nhiệm người Phật tử, Trái tim cuộc sống… Trong đó, nổi tiếng nhất là bài thuyết giảng “Bóng mây”

Đại Đức Thích Hạnh Bảo - Trụ Trì chùa ODENSO Vương quốc Đan Mạch, chùa Viên Ý thành phố Padova Ý Đại Lợi

Nghệ sĩ Kim Cương: Đạo diễn, nhà viết kịch bản, nghệ sĩ xuất sắc của nghệ thuật kịch nói Việt Nam. Nghệ sỹ Kim Cương nổi tiếng với nhiều vở như Lá Sầu Riêng, Bông Hồng Cài Áo... Cô là một người nghệ sĩ tu tập theo Đạo Phật từ rất sớm, tham gia hoạt động từ thiện, giúp đỡ mọi người với tâm từ.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng: Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty CP Sách Thái Hà, Nguyên Phó Giám đốc tập đoàn FPT với 12 năm công tác tại đây, TS cũng là một doanh nhân thành đạt rất yêu mến Đạo Phật. Ông đã tham dự nhiều khóa tu, khóa thiền trong và ngoài nước. Đã xuất gia làm nhà sư trong 7 ngày

Đây cũng là chương trình số 10 trong chuỗi tọa đàm "Phật Pháp Ứng Dụng" của Thái Hà Books:
Số 1 - tháng 06/10 với khách mời là Hòa Thượng Thích Viên Minh và chủ đề "Tìm lại chính mình" – Để Nội tâm tĩnh lặng, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” và chủ đề “Tu trong công việc – Để thành công và luôn an lạc hạnh phúc” – khách mời là thầy Thích Quang Định và anh Vương Vũ Thắng – Phó tổng GĐ VC-Corp.
Khách mời số 2 tháng 07/2010 là Tiến sĩ Phật học - Sư Cô Tâm Tâm với chủ đề "Vô ngã vô ưu" – Để không còn ưu tư muộn phiền trong “bể khổ”
Khách mời số 3 tháng 08/2010 là Hòa thượng Thích Giác Toàn và nghệ sĩ - doanh nhân Chi Bảo với chủ đề "Giao tiếp bằng trái tim"
Khách mời số 4 tháng 09/2010 là Đại Đức - Tiến sĩ Phật học Thích Quang Thạnh và MC Sỹ Luân với chủ đề "Đơn giản và thuần khiết" – Để tâm rỗng lặng khi đối diện với nghịch cảnh và khổ đau.
Khách mời số 5 tháng 10/2010 là Đại Đức - Tiến sĩ Thích Nhật Từ với chủ đề “Kinh doanh và Đức Phật” – Phương cách để thịnh đạt bằng thiện nghiệp.
Khách mời số 6 tháng 11/2010 là Đại Đức Thích Trúc Thông Phổ với chủ đề “Nghệ thuật sống Thiền – Giác ngộ cứu cánh giải thoát”
Khách mời số 7 tháng 12/2010 là Thầy Nguyễn Thế Đăng – Trụ chì Chùa Phổ Quang – Quận 12 và Thầy Trần Tuấn Mẫn - Ủy viên thường trực Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương, hiện là Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Thư ký Tòa soạn Tạp chí Văn hóa Phật Giáo với chủ đề “ Buông xả phiền não để An lạc từ tâm”
Khách mời số 8 tháng 5/2011 là Thầy Huyền Diệu - TS. Triết học, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế Lâm-tì-ni, Nepal, Trụ trì Việt Nam Phật quốc tự tại Bodhi Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng ), Ấn Độ và Việt Nam Phật quốc tự tại Lâm-tì-ni Nepal với chủ đề “Mỹ Thuật Phật Giáo”
Khách mời số 9 tháng 7/2011 là Đại Đức Thích Đồng Thành – TS Phật Học Ấn Độ, hiện là Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật Học Bình Định, Nhạc sĩ Chúc Linh với chủ đề “Những sự thật không thể thay đổi – Học cách chấp nhận & sống hạnh phúc”

Phí: 95.000đ/người SL: 150N.

Thông Tin:

Họ và tên:
Pháp danh (nếu có):
Địa chỉ:
Đơn vị công tác:
Chức vụ:
Điện thoại:
Email:

(Chương trình nhận mọi đóng góp tùy hỷ của tất cả quý vị)

HÌNH THỨC THANH TOÁN
1. Đóng trực tiếp tại Văn phòng Thái Hà Books HCM – 533/9 Huỳnh Văn Bánh, P14, Q. Phú Nhuận. 
Tel: 08  6 276 1719 - Fax: 08 3 9913276.
(Thu phí trực tiếp tại địa chỉ khách hàng cung cấp)
2. Chuyển khoản: Nguyễn Thị Bích Liên
Số TK: 0105296969 tại Ngân hàng Đông Á, chi nhánh Phú Nhuận
Khi chuyển khoản, vui lòng ghi rõ tên chương trình “Phật Pháp Ứng Dụng 10

Liên hệ:Quý vị đăng ký tham dự vui lòng điền đầy đủ thông tin theo mẫu và gửi về email:

Ms Thanh Hương  | 01238808848 | media1_hcm@thaihabooks.com
Mr Thượng Hưng  | 01228798978 | media_hcm@thaihabooks.com

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

'Chơi' đảo: mốt tiêu tiền mới của nhà giàu

Giới nhà giàu có nhiều cách tiêu tiền của mình như sưu tập xe, mua du thuyền, chuyên cơ hay xây những ngôi nhà xa hoa trên thế giới,... nhưng ít ai bỏ tiền ra để có được hòn đảo của riêng mình.



Dưới đây là danh sách 11 hòn đảo thuộc sở hữu của những doanh nhân siêu giàu, những người đầy quyền lực hay những nhân vật nổi tiếng.



1. Đảo Necker
Đảo Necker thuộc quần đảo Virgin của Anh.
Chủ sở hữu: Richard Branson.
Tài sản cá nhân: 4,2 tỷ USD.

Richard Branson là người đứng đầu tập đoàn Virgin gồm vài trăm công ty con trực thuộc. Vào những năm 1970, Branson mua hòn đảo này với giá 200.000 USD. Hiện tại, giá cho thuê mỗi đêm lên đến 53.000 USD, bao gồm cả đội ngũ phục vụ 60 người.


2. Đảo Little Halls, Bahamas

Đảo Little Halls, Bahamas.
Chủ sở hữu: Johnny Depp.
Tải sản cá nhân: 200 triệu USD.

Diễn viên nổi tiếng của loạt phim "Cướp biển vùng Caribe" bỏ ra 3,6 triệu USD để mua hòn đảo này vào năm 2004.
3. Quần đảo Musha, Bahamas

Quần đảo Musha, Bahamas.
Chủ sở hữu: David Copperfield.
Tài sản cá nhân: 150 triệu USD.
Ảo thuật gia lừng danh thế giới với những màn ảo thuật mê hoặc người xem sở hữu quần đảo nằm trong khu vực nhiều đảo tư nhân và là địa chỉ nghỉ mát nổi tiếng. Giá thuê một đêm tại đây là 32.250 USD bao gồm 5 biệt thự sang trọng với nhiều trang thiết bị hiện đại, một bãi tắm riêng và những món ăn lạ lùng của vùng Caribe.
4. Đảo roi cát Blackadore, Belize

Đảo Blackadore, Belize.
Chủ sở hữu: Leonardo DiCaprio.
Tải sản cá nhân: trên 200 triệu USD.
Ngôi sao của Titanic chi 1,75 triệu USD cho Blackadore và đang có ý định xây một khu nghỉ mát sinh thái tại đây.
5. Đảo Abrahamovich, St. Barts
Đảo Abrahamovich, St. Barts.
Chủ sở hữu: Roman Abrahamovich.
Tài sản cá nhân: 13,4 tỷ USD.

Tỷ phú người Nga Roman Abrahamovich mua lại hòn đảo này từ tay Jeet Singh với giá 90 triệu USD. Trên đảo có sân tennis và bể bơi.
6. Đảo Grand Bogue Caye
Đảo Grand Bogue Caye.
Chủ sở hữu: Bill Gates.
Tài sản cá nhân: 56 tỷ USD.

Bill Gates, cái tên nổi tiếng của William Gates III, đang sở hữu hòn đảo lớn nhất tại nước Cộng hòa Belize.
7. Đảo Ile Gagnon
Đảo Ile Gagnon.
Chủ sở hữu: Ciline Dion.
Tài sản cá nhân: 400 triệu USD.

Hòn đảo nằm trên dòng sông Iles tại Quebec, quê nhà của nữ ca sĩ. Mọi chi tiết về ngôi nhà đều không được tiết lộ. Cách gần nhất để đến đây là đi thuyền.
8. Đảo Bonds, Bahamas
Đảo Bonds.
Chủ sở hữu: Shakira.
Đồng sở hữu: Roger Waters, Alejandro Sanz.
Tài sản cá nhân: 140 triệu USD.

Shakira là nữ ca sĩ người Colombia được biết đến bởi những ca khúc và khả năng múa bụng của cô. Cô cùng với Roger Waters, Alejandro Sanz mua hòn đảo nhằm biến nơi đây thành địa điểm nổi tiếng nhất.
9. Đảo Leaf, Bahamas
Đảo Leaf, Bahamas.
Chủ sở hữu: Nicolas Cage
Tài sản cá nhân: 180 triệu USD.

Hòn đảo "hàng xóm" của Johnny Depp trở nên khang trang với 19 tòa nhà bao gồm cả khách sạn, một sân bay mini, hệ thống xử lý năng lượng mặt trời, các bãi biển tư nhân...
10. Đảo Mago, Fiji
Đảo Mago, Fiji.
Chủ sở hữu: Mel Gibson.
Tài sản cá nhân: 600 triệu USD.

Gibson mua hòn đảo từ một công ty Nhật Bản với giá 15 triệu USD vào năm 2005. Dường như Gibson không có ý định thay đổi gì nhiều tại đây mà giữ nguyên mọi thứ. Đây là hòn đảo tư nhân lớn nhất tại Thái Bình Dương.
11. Đảo Rooster, Bahamas
Đảo Rooster, Bahamas.
Chủ sở hữu: Eddie Murphy.
Tài sản cá nhân: 75 triệu USD.

Anh chàng đa tài và vui tính Eddie Murphy là diễn viên, nhà hài kịch, đạo diễn và nhạc sĩ. Năm 2007, Murphy chi 15 triệu USD để sở hữu hòn đảo được xem là nơi lý tưởng để phát triển dịch vụ nghỉ mát này.
Công Tâm (tổng hợp)